Liên hệ tư vấn

Quản trị website là gì? Hướng dẫn quản trị website đúng cách


“Quản trị website hay còn được nhắc đến với tên gọi là quản trị web, quản lý website hay quản lý trang web là tập hợp các hoạt động liên quan đến quá trình tối ưu giao diện website, bảo trì website, bảo mật hệ thống, nâng cấp và sửa chữa website khi xảy ra lỗi nhằm thúc đẩy quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp không bị gián đoạn”

Vì sao chăm sóc tốt cho website lại thúc đẩy Doanh số bán hàng – Doanh thu lũy tiến? Hãy cùng MDIGI tìm hiểu những lợi ích thực tế khi Doanh nghiệp thực hiện quản trị website đúng cách nhé!

Misa MDIGI
Banner-quản-trị-website-là-gì

Công việc quản lý một trang website cần thực hiện những gì?

Về cơ bản thì công việc quản lý một trang website là đảm bảo các tiêu chí sau hoạt động đúng:

Tiêu Chí Quản Trị Website (7) Gói 6 tháng

3 Triệu /tháng

Chọn gói này
Gói 6 tháng

5 Triệu /tháng

Chọn gói này
Gói 6 tháng

9 Triệu /tháng

Chọn gói này
#1. TỐI ƯU CHUẨN SEO
– Tối ưu Title
– Tối ưu hóa thẻ Meta Description
– Cấu hình thẻ Heading
– Tối ưu hóa thẻ Alt
– Kiểm tra các link lỗi 404
– Kiểm tra link ẩn, link xấu
#2. CONTENT
– Content xác định đúng lĩnh vực
– Content xác định đúng đối tượng
– Content có thông tin hữu ích
– Content chuẩn SEO
#3. CHUẨN UX/UI
– Tối ưu tốc độ tải trang
– Giao diện trực quan, thân thiện
– Tối ưu trải nghiệm người dùng
– Tối ưu hình ảnh SP/DV
– Tối ưu CTA tăng tỷ lệ chuyển đổi
#4. TĂNG CƯỜNG BẢO MẬT
– Quản trị Hosting định kỳ
– Auto Back-up dữ liệu
– Báo cáo thống kê dữ liệu
– Hỗ trợ kỹ thuật 24/7/365
#5. HỖ TRỢ SEO
– Nghiên cứu từ khoá
– Phân tích đối thủ
– Cam kết từ khoá trang #15 từ khoá10 từ khoá20 từ khoá
#6. HỖ TRỢ MARKETING ONLINE
– Tư vấn Marketing Online
– Tạo Fanpage
– Thông báo Bộ công thương
– Tạo kênh Youtube
– Tạo Zalo OA
– Chia sẻ bài viết lên Fanpage
#7. BÁO CÁOHàng thángHàng thángHàng tháng

Để quản trị website đúng cách yêu cầu công việc của một Webmaster cần có đó chính là:

  • Biết sử dụng HTML (Quan trọng)
  • Sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
  • Lên chiến lược Content (Quan trọng)
  • Kỹ năng viết Content

Tuy nhiên, Doanh nghiệp thường không chú trọng tuyển chọn đúng vị trí hoặc với chi phí thuê quản trị viên khá cao nên việc quản trị website thường sẽ hoạt động không đúng cách và khiến cho quá trình SEO web trở nên khó khăn hơn hoặc không thể thực hiện được.

Điều đáng lo ngại hơn hết, là việc bảo trì và bảo mật hệ thống không được chăm sóc thường xuyên, khiến lỗ hỏng website có thể hình thành và xảy ra gián đoạn bất cứ lúc nào. Và việc không có chuyên môn rất dễ khiến website của Doanh nghiệp rơi vào tính thế ‘Khó lường’ đó chính là: website không thể truy cập, lỗi 404, lỗi canonical, lỗi server, lỗi chậm index, lỗi dính backlink bẩn,….

Và còn rất nhiều lỗi khác từ nhẹ cho đến nặng, để có thể xử lý được các vấn đề về quản trị website đúng cách, MDIGI mời quý đọc giả hãy theo dõi bài viết ‘Cách xử lý các lỗi thường gặp khi quản trị website’ để cập nhật các mẹo hay cho mình nhé!

Vì sao quy trình quản trị trang web lại quan trọng?

Bây giờ chúng ta đã hiểu hơn về dịch vụ quản trị website là gì? đã đến lúc xem xét lý do tại sao nó lại quan trọng đối với Doanh nghiệp.

Sự thật hiển nhiên rằng, việc quản trị website không hề đơn giản như chúng ta nghĩ. Cách khởi tạo một giao diện website đẹp là điều không hề khó khăn nhưng để website có thể hoạt động đúng cách: có khách hàng và có đơn hàng là một yếu cực kỳ quan trọng. Mà một Webmaster cần có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực chiến, đảm nhận vai trò lên chiến lược Marketing tổng thể cho website đúng chiến lược và bài bản.

Mộ số bước quản trị website cho người mới bắt đầu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trainning cho nhân viên mới. Hoặc doanh nghiệp có thể Thuê dịch vụ quản trị website MDIGI chỉ với 5tr/tháng (combo gói 6 tháng) để trải nghiệm dịch vụ Chuyên nghiệp – Uy tín – Tận tâm tại MDIGI nhé!

Hướng dẫn quản trị website wordpress cho người mới bắt đầu

Thiết kế và quản trị website

Chắc chắn công việc quản trị website chỉ được tiến hành khi việc Thiết kế website đã đi vào hoạt động. Trong giao diện quản trị web chúng ta sẽ được tiếp xúc với hệ thống quản trị nội dung CMS WordPress.

CMS là viết tắt của hệ thống quản lý nội dung. Đây là một phần mềm cho phép bạn tạo, chỉnh sửa và xuất bản nội dung của riêng mình mà không cần nhiều kinh nghiệm kỹ thuật . Một CMS có thể được sử dụng để tạo blog, danh mục đầu tư và trang web kinh doanh.

Trích dẫn wordpress.com

Nhưng để trang website của doanh nghiệp hoạt động đúng cách thì cần phải chăm sóc, tối ưu thường xuyên cho đến khi website gặt hái được những ‘quả ngọt’ đầu tiên đó chính là ‘ĐƠN HÀNG’.

Kết quả sẽ dựa theo nhiều yếu tố khác nhau nhưng chỉ duy nhất một đáp án sẽ trả lời cho doanh nghiệp đó chính là ‘ĐƠN HÀNG’.

Vì sao cụm từ ‘ĐƠN HÀNG’ được mình nhắc đến 3 lần vì website doanh nghiệp sở hữu không còn là website 1.02.0 nữa mà nó là:

Website 4.0:
Các dịch vụ Web 4.0
 sẽ là các tác nhân tự trị, chủ động, khám phá nội dung, tự học, hợp tác và tạo nội dung dựa trên các công nghệ lập luận và ngữ nghĩa hoàn thiện cũng như AI. Chúng sẽ hỗ trợ trình bày nội dung thích ứng sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu Web thông qua một tác nhân thông minh. Ví dụ có thể là các dịch vụ tương tác với cảm biến và bộ cấy, dịch vụ ngôn ngữ tự nhiên hoặc dịch vụ thực tế ảo.

Sổ tay Nghiên cứu về Web 2.0, 3.0 và X.0: Ứng dụng Công nghệ, Kinh doanh và Xã hội

Website doanh nghiệp hoàn toàn có thể thu hút hàng trăm ngàn cho đến hàng triệu lượt tìm kiếm mỗi tháng chỉ bằng việc lên chiến lược Marketing tổng thể thật tốt. Tiềm năng mà một website 4.0 mang lại cho doanh nghiệp còn nhiều hơn thế!

Vì vậy hãy chắc rằng doanh nghiệp đã sẵn sàng tối ưu lợi nhuận của mình với việc quản trị website toàn diện ngay từ bây giờ nhé!

Tối ưu trải nghiệm người dùng

Hình-tối-ưu-trải-nghiệm-người-dùng

Trải nghiệm người dùng (tiếng Anh: User Experience, viết tắt: UX) là trải nghiệm tổng thể của người dùng với một sản phẩm, trang web, ứng dụng trên thiết bị di động hoặc dịch vụ cụ thể. UX không chỉ bao gồm việc sử dụng các tính năng mà còn bao gồm cả những khía cạnh khác như kinh nghiệm, cảm xúc, giá trị nhận được khi tương tác với sản phẩm, trang web, ứng dụng, dịch vụ đó.

Trích dẫn Wikipedia

Thông thường, thói quen người dùng sẽ thay đổi theo thời gian. Vì vậy, việc tối ưu trải nghiệm người dùng (UX) là việc phân tích dựa trên hành vi, sở thích, nhu cầu, mục đích mà người dùng đang tìm kiếm.

Đồng thời doanh nghiệp cũng nên theo dõi số liệu khách truy cập trang web của mình để xác định nơi xảy ra lỗi trong trải nghiệm người dùng để chắc chắn rằng việc quản trị website sẽ được tối ưu tốt nhất.

Tóm lược: UX là một trong các yếu tố rất quan trọng để có thể giữ chân người dùng. Trong điều kiện ngày nay, việc doanh nghiệp có một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt không thôi chưa đủ. Điều kiện tiên quyết là làm sao tối ưu trải nghiệm của người dùng không bị gián đoạn. Thứ hai là tập trung nghiên cứu hành vi người dùng đang tìm kiếm điều gì? Và cho họ thấy điều đó đầu tiên khi truy cập vào website của doanh nghiệp.

Tối ưu nút CTA hợp lý

Lời kêu gọi hành động đơn giản chính là sự thúc đẩy hành vi tương tác của khách hàng với website của doanh nghiệp.

Mỗi trang của doanh nghiệp cần phải có một nội dung dẫn dắt lôi cuốn và kết thúc của mỗi phân đoạn chính là nút CTA phát huy tác dụng của nó. Một hành động mà doanh nghiệp muốn khách truy cập: liên hệ hoặc tương tác với website.

Nút CTA cần phải đặt đúng nơi khách hàng cần và tốt nhất chỉ nên đặt từ 2 nút trở xuống trong 1 khung hình để tránh việc đưa ra quá nhiều yêu cầu và bắt khách hàng lựa chọn. Từ đó họ có thể từ chối và thoát khỏi website ngay lập tức!

Ví dụ:

Trường hợp đặt nút CTA sai quy cách:

Hinh-dat-nut-CTA-sai-cach

Trường hợp đặt nút CTA đúng cách:

Hinh-dat-nut-CTA-dung-cach

Đó chính là lý do vì sao đặt nút CTA sẽ có tác dụng ‘con dao hai lưỡi’ nếu doanh nghiệp quá lạm dụng phần tối ưu này.

Tóm lược: Nên đặt nút CTA cho mọi trang trên trang web của doanh nghiêp. Nhưng nên lưu ý là chỉ đặt ở những phân đoạn yêu cầu hành động từ 1 đến 2 nút càng đơn giản càng tối ưu tốt cho website.

Viết nội dung ấn tượng

Việc soạn thảo một nội dung ấn tượng luôn luôn là tiêu chí hàng đầu để Google có thể đánh giá được website của doanh nghiệp có chất lượng hay không.

Copywriting là công việc soạn thảo nội dung văn bản nhằm mục đích quảng cáo hoặc các hình thức tiếp thị khác. Sản phẩm, được gọi là bản sao hoặc bản sao bán hàng, là nội dung được viết nhằm mục đích nâng cao nhận thức về thương hiệu và cuối cùng thuyết phục một người hoặc một nhóm thực hiện một hành động mua hàng.

Trích dẫn Wikipedia

Đây là một kỹ năng quan trọng và cần thiết nên việc rèn luyện kỹ năng viết lách sẽ giúp cho Copywriter thành thạo hơn với nhiều chủ đề bài viết khác nhau.

Khả năng viết một câu chuyện hấp dẫn là đáng quý. Nhưng để truyền tải và gây sức ảnh hưởng thì chúng ta cần có câu từ súc tích mang yếu tố nhấn mạnh hành động. Trong marketing, team Coppywriting là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi chiến dịch Markeitng vì khi doanh nghiệp có một Coppywriter giỏi sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian công sức quảng bá sản phẩm hay thương hiệu so với nhân viên thiếu kinh nghiệm hoặc không có khả năng sáng tạo nội dung.

Mặc khác các tiêu chuẩn về ngôn ngữ luôn thay đổi, nội dung trang web của bạn cũng phải thích ứng với nhu cầu tìm kiếm của người mua, người đọc.

Bất kể ở thời đại nào thì cụm từ ngữ được sử dụng luôn có sự thay đổi tùy theo từng thế hệ, độ tuổi. Nên việc bắt đầu cho mỗi chiến lược content đều phải nhắm mục tiêu khách hàng là ai? Ai sẽ là người đọc bài viết của doanh nghiệp? Ai sẽ là người mua, người cần tư vấn?,…

Rất nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra khi doanh nghiệp đã tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng. Câu hỏi chỉ xuất hiện khi người mua, người đọc cần đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy việc xây dựng nội dung chất lượng luôn là yếu tố quan trọng nhất!

Tóm lược: Hãy mang đến cho người đọc những trải nghiệm, kinh nghiệm và chất lượng bài đọc thiết thực nhất. Vì việc phát triển content chất lượng đó chính là hướng đến người đọc, người mua. Không nên viết những bài viết sơ sài dài thườn thượt, nhồi nhét từ khóa hoặc nội dung rời rạc không ăn nhập nội dung để hướng đến BOT.

Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (CRO) trong quản trị website là gì?

Thông thường chúng ta bị ám ảnh bởi tỷ lệ lượt nhấp (CTR) vào trang website: Là khách hàng vào website tương tác càng nhiều là càng tốt. Đúng thật sự rất tốt nếu website tạo ra đơn hàng mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm cho chủ doanh nghiệp.

Việc tối ưu tỷ lệ chuyển đổi tốt đó chính là việc người đã từng mua hàng nhưng vẫn mong muốn sẽ mua hàng vào lần mua tiếp theo thì đây chính là tỷ lệ RPR (tỷ lệ mua hàng lặp lại). Những người đã mua hàng vẫn là khách hàng tiềm năng nếu doanh nghiệp có chiến lược Remarketing hợp lý, đúng nhu cầu, đúng thời điểm cho lần mua tiếp theo.

Doanh nghiệp thường đã lên chiến lược như thế nào khi mọi người thực sự truy cập vào trang web?

Đó là tất cả những gì về CRO (Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi). Tìm cách chuyển đổi lưu lượng truy cập trang web của doanh nghiệp thành khách hàng thực tế.

Và đây là một khía cạnh khác của quản lý trang web đòi hỏi sự chú ý gần như liên tục. Chỉnh sửa văn bản nhỏ nhất ở đây hoặc thay đổi màu sắc ở đó có thể tạo ra sự khác biệt.

Các tiêu chuẩn thiết kế web không ngừng phát triển và CRO của bạn cần phát triển cùng với nó.

Ví dụ:

Doanh nghiệp nhận thấy rằng túi xách Handmade của mình không bán chạy trên mạng dù cho hình ảnh hay nội dung thông tin đều rất đầy đủ. Rất nhiều người đã thêm các mẫu túi xách vào giỏ hàng nhưng họ lại bỏ qua trước khi tiếp tục thanh toán.
Đây là điều làm khách hàng của bạn có thời gian suy nghĩ, bối rối và họ quyết định từ bỏ mua hàng => Doanh nghiệp mất doanh thu.

Sau khi tự mình thực hiện quy trình mua hàng, doanh nghiệp sẽ nhận thấy rằng phần thông tin vận chuyển của quy trình khá rườm rà. Để điền đầy đủ tất cả thông tin thật sự quá mất thời gian. Điều lưu ý thứ hai có thể do chi phí vận chuyển quá cao khiến khách hàng cảm thấy không đáng tiền.

Giải pháp:

Vì vậy, doanh nghiệp hãy cài đặt một plugin tự động điền thông tin phường (xã), thành phố và mã bưu chính khi người dùng nhập địa chỉ nhà của họ. Tạo thêm phiếu giảm giá và voucher cho lần mua tiếp theo hoặc giảm giá trực tiếp vào đơn hàng như phí vận chuyển chẳng hạn.

Giờ đây, doanh nghiệp đã loại bỏ một điểm khó chịu phổ biến khỏi trải nghiệm người dùng của mình. Đó là một trong các giải pháp đơn giản nhất để cải thiện tỷ lệ CRO của trang website.

Tóm lược: Luôn tìm cách cải thiện tốc độ tải trang, hình ảnh, thương hiệu, giảm thiểu các bước thao tác rườm rà trong form đăng ký,… Tất cả chỉ nên tập trung vào trải nghiệm người dùng để gia tăng sự chuyển đổi. Loại bỏ mọi rào cản làm người dùng mất tập trung thay vào đó hãy cho họ bước thao tác nhanh gọn nhất!

Lead Capture – Hệ thống thu hút khách hàng tiềm năng

Có một số cách để thu hút khách hàng tiềm năng từ trang web của bạn. Các hình thức chat trực tiếp là phổ biến nhất, rồi đến gửi email và liên hệ là theo sát phía sau.

Chat trực tuyến luôn là một trong các hình thức được khách hàng lựa chọn hàng đầu. Vì vậy hãy chắc chắn rằng plugin chat của doanh nghiệp có thể theo dõi và đo lường được điểm tương tác của khách hàng đã liên hệ là từ đâu.

Doanh nghiệp có thể tham khảo plugin Tawk.To Live Chat là một trong các plugin phổ biến nhất hiện nay, hỗ trợ doanh nghiệp giữ liên lạc tốt, đặt câu trả lời tự động chuyên nghiệp và theo dõi lưu lượng truy cập khá chính xác.

Và đó là một ví dụ tuyệt vời về lý do tại sao việc theo dõi lượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp là một khía cạnh quan trọng của việc quản trị website là gì?

Ví dụ về một trường hợp xảy ra khá phổ biến hiện nay, là việc lạm dụng Popup để ép khách hàng xem thông tin khuyến mãi của doanh nghiệp. Trong 5s trước họ là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp nhưng 5s cho một quảng cáo nội dung vô bổ chính là việc khách hàng rời đi.

Như đã đề cập ở phần tối ưu trải nghiệm người dùng vì sao mình lại để đó là yếu tố đầu tiên mà một Webmaster cần tối ưu thay vì những phần khác. Điều đơn giản đó chính là phải tập trung vào trải nghiệm người dùng thay vì tập trung vào điều doanh nghiệp muốn người dùng thấy. Quảng cáo nội dung không đúng lúc hoặc đặt không đúng nơi sẽ rất dễ dàng đánh mất khách hàng. Hãy tham khảo một số mẹo hay về “5 cách sử dụng Popup hiệu quả – Tăng hiệu suất doanh thu” nhé!

Tóm lược: Việc thu hút khách hàng tiềm năng có hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí đáng kể trong hoạt động marketing.

Tối ưu hình ảnh

Thiết kế website không thôi chưa đủ “Vì sao lại thế?”

Một trang web đẹp có thể trở nên lỗi thời nghiêm trọng chỉ sau vài năm. Khách hàng hoàn toàn có thể cảm nhận được việc doanh nghiệp có bỏ thời gian công sức ra để tối ưu hình ảnh thương hiệu hay không. Khách hàng là những người nắm bắt xu hướng nhanh nhất, những gì người dùng tìm kiếm nhiều nhất thì đó chính là “xu hướng”.

Chính vì lý do đó với quan niệm “Có website chỉ để thông tin thôi!” thì doanh nghiệp đã bỏ qua một tài nguyên vô cùng quý giá và tiềm năm trong thời đại hiện nay để tiếp cận nhanh nhất với khách hàng tiềm năng của mình.

MDIGI đã thực hiện tối ưu, chỉnh sửa, thiết kế lại, mở rộng, cải tiến và nâng cấp trang web của mình vô số lần kể từ khi bắt đầu xây dựng từ 5 năm trước.

Mỗi lần thay đổi và cải thiện website của MDIGI đã nhận được những lượt tương tác mới, đạt thứ hạng tốt hơn trong top tìm kiếm và hơn thế nữa là MDIGI có những khách hàng của riêng mình. Từ những kinh nghiệm thực tiễn MDIGI đã mang đến những dự án Quản trị website thành công cho hàng trăm khách hàng của mình mỗi năm.

Ví dụ:

Điển hình về website Google từ những năm 2000, doanh nghiệp có thể thấy họ đã luôn đổi mới và sáng tạo để phù hợp hơn với nhu cầu tìm kiếm của người dùng cho đến ngày nay.

Năm 1999
Hinh-website-goolge-vao-nhung-nam-2000
Năm 2000
Năm 2005
Hinh-website-google-năm-2010
Năm 2010
Hinh-website-google-năm-2015
Năm 2015
Hinh-website-google-năm-2023
Năm 2023

Tóm lược: Hình ảnh là yếu tố rất quan trọng. Thiết kế website không phải chỉ có kỹ thuật tốt là được, việc tối ưu giao diện hình ảnh cũng là một việc làm cần sự tỉ mĩ và được đánh giá cao. Hãy luôn tạo không gian thoải mái khi người dùng nhìn thấy hình ảnh trên website của doanh nghiệp.

Bảo trì website

Một website cần sự vận hành ổn định, không phát sinh lỗi thì trước hết cần phải có thời gian chăm sóc và bảo trì website thường xuyên. Nhưng yếu tố này lại bị nhiều doanh nghiệp bỏ qua vì không có người hỗ trợ hoặc am hiểu để khắc phực sự cố kịp thời.

Đây là phần kiến thức nâng cao, doanh nghiệp nên thuê người quản trị có chuyên môn hoặc thuê dịch vụ quản trị để được thực hiện đúng quy trình bảo trì sửa lỗi website đúng cách.

Vậy việc bảo trì sai cách sẽ xả ra những hậu quả như thế nào?

Lỗi cấu trúc website, lỗi html, lỗi code,… thường sẽ không đơn giản là chỉnh sửa về giao diện mà đây là ảnh hưởng đến kỹ thuật, bảo trì sữa chửa website. Nếu việc chỉnh sửa diễn ra với phương pháp thiếu chuyên môn sẽ ảnh hưởng đến những phần quan trọng khác mà một website đang vận hành tốt có thể ngừng hoạt động mà không rõ lý do.

Cân nhắc dịch vụ thuê ngoài quản trị website

Backup dữ liệu

Rất nhiều điều có thể xảy ra với trang web của doanh nghiệp bất cứ lúc nào. Vì vậy, backup dữ liệu là một điều cần thiết và phải thực hiện thường xuyên để tránh việc website ngừng hoạt động.

Tóm lược: Luôn sao lưu trang web của doanh nghiệp thường xuyên mỗi tháng 1 lần. Nếu việc chỉnh sửa diễn ra thường xuyên trong tháng thì việc backup mỗi tuần 1 lần sẽ rất cần thiết.

Monitoring Uptime

Điều gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp không theo dõi hoạt động trang web của mình thường xuyên?

Có thể doanh nghiệp chỉ muốn một trang website đơn giản là giới thiệu doanh nghiệp, các sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp cung cấp và thông tin liên hệ mà khách truy cập cần để liên lạc.

Vậy bằng cách nào doanh nghiệp nhận thấy website của mình luôn trong tình trạng trực tuyến để người dùng có thể truy cập?

Ví dụ:

Doanh nghiệp đã nhận được cuộc gọi đều đặn từ 4 – 6 khách hàng tiềm năng từ trang web của mình mỗi tháng trong một thời gian khá dài. Mọi thứ đang tốt đẹp.
Sau đó, một tuần trôi qua những cuộc gọi đều đặn dường như bị gián đoạn. “Thật kỳ lạ, nhưng có lẽ là do khách hàng bận rộn sao???? “

Rồi 2 tuần trôi qua. Vẫn không có khách hàng tiềm năng mới. (2 tuần không có sự liên lạc nào từ khách hàng vậy nếu chúng ta vẫn giữ quan điểm website là để đặt thông tin thôi thì sẽ rất dễ đánh mất khách hàng tiềm năng của mình)

Cuối cùng là 4 tuần. Vẫn không có bất kỳ cuộc gọi nào hoặc tin nhắn như thường lệ từ khách hàng. Lúc này vấn đề đã lên tiếng “Chắc chắn có gì đó không ổn rồi”.

Hệ thống đã sập bao lâu rồi!

Làm cách nào để theo dõi được hệ thống đang hoạt động?

Bằng cách nào để khắc phục những vẫn đề này và mang website trở lại hoạt động ổn định?

Bây giờ có rất nhiều câu hỏi tại sao và phải làm sao?

Lý do tại sao khi website ngừng hoạt động thì thương hiệu của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ. Vì khách hàng sẽ cho rằng doanh nghiệp đã ngừng cung cấp sản phẩm hay dịch vụ và tìm kiếm SP/DV của đối thủ cạch tranh.

Mối lo ngại thứ hai là website của doanh nghiệp nếu nhận được 4 – 6 cuộc gọi mỗi tháng thì chắc chắn sẽ có một trong số các bài viết hay danh mục SP/DV nào đó đã lên top tìm kiếm nhưng không được chăm sóc tốt hoặc bị lỗi 404, 301, lỗi server,… sẽ bị google ngừng lập chỉ mục ngay nếu tỷ lệ thoát tăng cao.

Vì vậy việc thuê dịch vụ quản trị website sẽ giúp doanh nghiệp quản trị, chăm sóc, giám sát trang web có hoạt động ổn định hay không và khắc phục những sự cố kịp thời.

Tóm lược: Nên giám sát sức khỏe của website thường xuyên hơn để tránh các tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Công cụ quản trị website phổ biến hiện nay

Google Analytics

Google Webmaster Tools

SEOmoz’s Page Strength Tool

Sitening.com’s SEO Analyzer

Mike’s Marketing Tools

Summit Media’s Spider Simulator

SelfSEO Page Speed Checker

Dead Links Checker

GoogleRankings.com

FeedBurner

Tài liệu hướng dẫn quản trị website

Tham khảo thêm các hướng dẫn thiết kế website theo lĩnh vực


Đánh giá: 

4.7/5 (12)
Lưu ý:

*Thông tin trong bài viết đều là những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ sáng tạo tại MDIGI . Mọi hành vi sao chép vui lòng ghi trích dẫn nguồn MDIGI.vn! Xem Điều khoản & điều kiện của Chúng tôi.

*Cập nhật mới nhất ngày: 08/08/2023

Đôi nét về tác giả Misa

Misa

Hiện là Co-Founder, chịu trách nhiệm định hướng phát triển MDIGI lớn mạnh trên nền tảng công nghệ số, giúp khách hàng có thể trải nghiệm được Dịch vụ Uy Tín – Tận Tâm – Chuyên Nghiệp mà chỉ có tại MDIGI.

1 bài viết cùng chủ đề Quản trị website

Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Lê Sơn

Tư vấn mình

Mạnh Đức

Anh cho số điện thoại, zalo hoặc gửi mail để bên em tư vấn nha anh