Liên hệ tư vấn

Server là gì? Vai trò của Server đối với Doanh nghiệp


Có thể chúng ta đã được nghe nói rất nhiều về Server và cũng chỉ hình dung sơ bộ nó là một cái gì đó rất lớn để lưu trữ dữ liệu và kết nối internet. Thế nhưng chi tiết và cụ thể hơn thì có thể rất nhiều người chưa biết. Chính vì thế trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về Server là gì và tất cả kiến thức liên quan.

Mạnh Đức MDIGI

Server là gì?

Server (còn gọi là máy chủ) là một thiết bị hoặc một chương trình phần mềm được sử dụng để lưu trữ, xử lý và cung cấp các dịch vụ và tài nguyên cho các máy tính và các thiết bị khác trên một mạng.

Các dịch vụ mà một server có thể cung cấp bao gồm lưu trữ dữ liệu, chia sẻ tập tin, truyền tải email, hosting website, cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây, cung cấp phần mềm hoặc ứng dụng hoặc có thể là các SaaS (Software as a Services – Phần mềm dạng dịch vụ) cho người dùng, và nhiều hơn nữa.

Một server có thể được thiết lập như một máy tính đơn lẻ hoặc như một cụm các máy tính được kết nối với nhau. Nó có thể chạy trên bất kỳ hệ điều hành nào, bao gồm Windows Server, Linux Server hoặc Unix và có thể được quản lý từ xa bằng các công cụ quản lý từ xa như SSH (Secure Shell) hoặc các ứng dụng quản lý khác.

Ngoài ra còn một số máy chủ ứng dụng web mã nguồn mở như Apache Tomcat và một số loại khác.

server

Server hoạt động như nào?

Các máy chủ thường hoạt động trong một mô hình client-server, server (máy chủ) là các chương trình máy tính đang chạy để phục vụ yêu cầu của các chương trình khác, các client (khách hàng).

Do đó, các máy chủ thực hiện một số nhiệm vụ thay mặt cho khách hàng. Các khách hàng thường kết nối với máy chủ thông qua mạng nhưng có thể chạy trên cùng một máy tính. Trong hệ thống hạ tầng của mạng Internet Protocol (IP), một máy chủ là một chương trình hoạt động như một socket listener (giao thức nghe). 

Server có cần kết nối internet không?

Các máy chủ thường cung cấp các dịch vụ thiết yếu qua mạng internet, hoặc là để người dùng cá nhân trong một tổ chức lớn hoặc cho người dùng nào thông qua Internet. Các máy chủ máy tính điển hình là máy chủ cơ sở dữ liệu (database server), máy chủ tập tin (file server), máy chủ mail (mail server), máy chủ in (print server), máy chủ web (web server), máy chủ game (game server), máy chủ ứng dụng (application server), server host, hoặc một số loại khác của máy chủ.

Xem thêm dạng game server nổi bật: MC Server: TOP 50 Minecraft server tốt nhất tại Việt Nam

Hoặc nếu bạn muốn tìm nhà cung cấp game server uy tín trên thế giới: SERVER PRO

Nhiều hệ thống sử dụng mô hình client/server mạng này bao gồm các trang web và các dịch vụ email. Một mô hình thay thế, mạng peer-to-peer cho phép tất cả các máy tính để hoạt động như một trong hai (client hoặc server) khi cần thiết.

server-2

Ví dụ: trong một văn phòng có 10 máy tính, nếu mỗi máy tính độc lập muốn in ấn một cái gì đấy thì mỗi máy đó phải tự kết nối đến máy in hay phải cài driver cho 10 máy, chưa kể còn phải rút ra rút vào dây cáp kết nối giữa máy in và máy tính nhiều lần. Nhưng sử dụng server thì chúng ta không cần phải làm thế, chỉ cần kết nối máy in với máy chủ rồi nối mạng tất cả các máy còn lại với máy chủ là các máy cá nhân kia không cần phải in độc lập nữa.

Xem thêm: Hướng dẫn Cài đặt Server đơn giản từ A-Z

Có những loại máy chủ nào

Cơ sở để phân loại các loại máy chủ là dựa theo phương pháp chế tạo ra máy chủ, ta có 3 loại máy chủ thường gặp sau:

Máy chủ riêng (Dedicated):

dedicated-server1

Là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng,… hay còn gọi với cái tên khác là Máy chủ vật lý. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ, việc này cần những người có kiến thức chuyên sâu về phần cứng và máy chủ mới có thể đảm bảo được những linh kiện tạo ra máy chủ.

Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS)

vps-la-gi

VPS là loại máy chủ được tách từ máy chủ vật lý kể trên ra bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa. Từ một máy chủ riêng, có thể tách được thành nhiều máy chủ ảo khác nhau có chức năng như máy chủ vật lý và chia sẻ tài nguyên trên máy chủ vật lý gốc.

Máy chủ đám mây (Cloud Server)

CloudServer

Cloud server là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý gốc khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN và máy chủ đám mây được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây.

Xem thêm: VPS và Cloud Server: Lựa chọn nào tốt nhất cho Doanh nghiệp

Vai trò của Server

Vai trò chính của Server là lưu trữ,cung cấp và xử lý dữ liệu rồi chuyển đến các máy trạm liên tục 24/7 cho người dùng hay một tổ chức qua mạng LAN hoặc internet. Máy chủ được thiết kế để có thể chạy liên tục trong thời gian dài và chỉ tắt đi khi có sự cố gì đó cần bảo trì.

vai-tro-cua-server-doi-voi-doanh-nghiep

Đối với doanh nghiệp thì máy chủ là bộ phận quan trọng nhất trong việc lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống Server mà không cần thiết phải đầu tư nhiều vào các máy trạm cá nhân khác.

Đối với những người dùng đơn lẻ, Server cũng đóng vai trò là bộ phận lưu trữ, vận hành chính những dữ liệu của một hệ thống ví dụ như những người Thiết kế website thì bắt buộc phải thuê hosting hay những hộ kinh doanh quán net cũng bắt buộc phải sử dụng máy chủ để kết nối đến với các máy trạm khác.

Phân tích yêu cầu Server dành cho Doanh nghiệp

Máy chủ là nơi trao đổi dữ liệu, điều hành chung của mạng máy tính. Tùy theo tính chất công việc mà mỗi doanh nghiệp lại sử dụng những chiếc máy chủ có chức năng chuyên dụng riêng. Vậy doanh nghiệp nào cần sử dụng máy chủ?

phan-tich-yeu-cau-server-cho-doanh-nghiep

Trên thực tế, khi doanh nghiệp có từ hai máy tính trở lên, nhu cầu chia sẻ thông tin giữa các máy tính trong cơ quan phát sinh nhiều thì lúc này doanh nghiệp cần chọn cho mình một chiếc máy chủ phù hợp.

Tùy mức độ sử dụng và mức đầu tư cho một chiếc Máy chủ/ Server để lưu trữ dữ liệu quan trọng, cài đặt và sử dụng những ứng dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh,… Doanh nghiệp có thể lựa chọn các PC đóng gói sẵn của các nhà sản xuất có tên tuổi hoặc có thể tự lắp ráp cho mình các hệ thống Máy chủ theo nhu cầu kinh doanh thực tế.

Nếu sử dụng máy chủ, thay vì phải cài đặt một phần mềm ứng dụng nào đó lên từng máy tính trong cơ quan, người quản trị chỉ cần cài lên máy chủ rồi kết nối các máy tính đó vào một mạng chung (mạng nội bộ – LAN). Hay khi cần trao đổi thông tin, nhân viên không cần phải dùng USB để copy qua lại giữa các máy tính mà chỉ cần đưa lên server trong một thư mục chung là tất cả các máy tính còn lại có thể truy cập vào lấy dữ liệu.

Ngoài ra, máy chủ có cấu hình mạnh và bộ vi xử lý tốt hơn cùng khả năng nâng cấp, mở rộng nên hoạt động bền bỉ và ổn định, giảm thiểu việc thông tin bị mất hay gián đoạn. Khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động có thể dễ dàng nâng cấp máy chủ, cài đặt thêm phần mềm ứng dụng để hỗ trợ làm việc nhóm (lên lịch cuộc họp, gửi e-mail cho nhóm, chia sẻ thông tin…), làm việc di động (truy cập vào cơ sở dữ liệu của công ty, dữ liệu khách hàng từ xa…). Máy chủ có thể hạn chế truy cập vào các thông tin nhạy cảm, quản lý các thiết bị liên quan đến an toàn thông tin như tường lửa, phần mềm diệt virus, tăng cường khả năng bảo mật.

Vậy doanh nghiệp nên chọn thuê máy chủ như thế nào?

tu-van-server-cho-doanh-nghiep

Máy chủ cho Doanh nghiệp nhỏ

Đối với các DN nhỏ, nhu cầu sử dụng tập trung vào việc lưu trữ dữ liệu quan trọng từ các máy trạm trong mạng LAN và đóng vai trò là một máy quản lý, phân giải, chia sẻ thư mục.

Một Máy chủ được trang bị bộ CPU Pentium 4 hay Core Duo, có thể đáp ứng tốt yêu cầu này của DN Những máy chủ có thể tham khảo chọn lựa là: IBM (x3200), HP (ML 110G5) , FPT (SP 540),… với mức giá trên dưới 1500 USD phù hợp cho sự khởi đầu hệ thống CNTT trong DN.

Máy chủ cho Doanh nghiệp SMB

Đối với các DN SMB, nhu cầu trang bị các Máy chủ là cần thiết và không thể thiếu trong quá trình hoạt động lâu dài khi một máy chủ phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong một hệ thống mạng LAN hiện nay như: Mail, Web, Quản trị máy chủ web server….

Một máy chủ cần phải luôn sẵn sàng và đáp ứng ngay tức thì khi cần triển khai các dịch vụ, ứng dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh, không những vậy, còn phải hoạt động liên tục và có tính chống lỗi cao khi gặp trục trặc về vấn đề phần cứng cũng như phần mềm.

Hệ thống không thể sụp đổ khi có trục trặc xảy ra, phải có tính dự phòng cho các trường hợp này do cả hệ thống mạng hoạt động dựa vào việc điều khiển của các Máy chủ này.

Máy chủ cho các Doanh nghiệp lớn

DN lớn có nhiều lựa chọn trong thị trường Máy chủ chuyên dụng từ các nhà sản xuất lớn trên thị trường: IBM, HP, Dell, Micro, SUN,… Các Máy chủ này có mức giá lên đến vài chục ngàn USD, đi kèm là khả năng mở rộng, nâng cấp cao hơn như nhiều CPU, dung lượng RAM, HDD và khả năng chống lỗi toàn diện (HDD, RAM, PSU).

Các CPU loại này có thể hoạt động gần như là life-time trong hệ thống của Doanh nghiệp và đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho hàng trăm người dùng mà không sợ tình trạng quá tải của mạng LAN.

Xem thêm: Xây dựng hệ thống Server cho Doanh nghiệp từ A-Z

Xây dựng một hệ thống máy chủ

1.Lựa chọn Main Server

Lựa chọn Main Server là một bước rất quan trọng khi xây dựng một hệ thống Server. Để biết nó quan trọng như nào, xin mời bạn xem tiếp phần nội dung bên dưới.

Main Server là gì?

Main Server – tên gọi vắn tắt của Mainboard Server (hay còn gọi là mainboard máy chủ), là một linh kiện máy chủ đóng vai trò tạo ra một môi trường hoạt động cho các thiết bị linh kiện máy chủ server khác hoạt động ổn định, đóng vai trò trung gian giao tiếp và liên kết các thiết bị linh kiện khác với nhau.

main-server-la-gi

Trên main server thường có các socket (nơi lắp đặt bộ vi xử lý CPU), khe cắm RAM, các khe cắm khác cho phép gắn các bo mạch phụ hay các loại card hỗ trợ, các chipset xử lý và các cổng kết nối thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, màn hình,…các thành phần này các bạn tìm hiểu thêm ở mục tiếp theo.

Các thành phần cấu tạo của main server  

Chipset

Chipset là một thành phần giữ chức năng rất quan trọng trên mainboard server. Chipset có nhiệm vụ giúp đưa dữ liệu từ ổ cứng tới bộ nhớ rồi đi đến bộ vi xử lý CPU. Đồng thời, đảm bảo các thiết bị linh kiện khác như các card mở rộng và các thiết bị ngoại vi có thể liên lạc được với vi xử lý CPU và với các linh kiện khác.

BIOS:

BIOS (Basic Input/Output System) là hệ thống xuất nhập cơ bản rất quan trọng của main server, có nhiệm vụ lưu trữ các thiết lập và các thông số dữ liệu hoạt động của hệ thống. BIOS có thể được hàn trực tiếp hoặc được cắm trên một khe cắm có thể tháo rời trên mainboard máy chủ.

Socket:

Socket là số chân tiếp xúc hoặc chân cắm của vi xử lý CPU lên mainboard, loại socket của bộ vi xử lý CPU mà bạn muốn mua phải phù hợp với loại socket mà main máy chủ hỗ trợ.

soket-server
CPU:

Các chuẩn socket trên các mainboard thường khác nhau, tùy thuộc vào mainboard hỗ trợ cho bộ vi xử lý CPU của hãng nào (AMD hoặc Intel). Bạn không thể cắm CPU của hãng này lên mainboard hỗ trợ CPU hãng khác, vì mỗi hãng sẽ có những loại socket đặc trưng riêng.

BUS:

Là hệ thống tần số hỗ trợ truyền tải dữ liệu giữa các thành phần bên trong máy tính, thường thì những thiết bị có tốc độ bus cao sẽ hỗ trợ luôn các vi xử lý CPU chạy tốc độ bus thấp hơn.

Khe cắm PCI-Express (PCIe):

Các khe PCIe trên mainboard có chức năng dùng để cắm thêm các thiết bị hỗ trợ thêm cho máy chủ server như card RAID, card mạng, card âm thanh, card màn hình VGA

khe-cam-card-server

Sự khác nhau giữa main server và main máy tính bàn thông thường

Tương tự như các main máy tính bàn thông thường, main máy chủ cũng là một bảng mạch với vai trò là cầu nối trung gian giao tiếp giữa CPU với các thiết bị linh kiện khác của máy chủ. Nhưng main server lại có những đặc điểm riêng biệt so với main máy tính bàn như sau:

Socket:

Số lượng socket trên main server không chỉ dừng lại ở 1 socket như main máy tính bàn, số lượng socket trên main server thường là 2 socket trở lên tùy vào nhu cầu sử dụng của từng server.

Khe cắm bộ nhớ RAM:

Số lượng khe cắm RAM của main server thường nhiều hơn main máy tính bàn, có thể cắm và sử dụng đồng thời cùng một lúc nhiều thanh RAM nhằm giúp tăng bộ nhớ phù hợp với nhu cầu sử dụng server của người dùng cá nhân và doanh nghiệp.

Cổng kết nối:

Ngoài khe cắm RAM ra thì các cổng kết nối trên main server cũng có số lượng nhiều hơn so với main máy tính bàn, nhằm giúp người dùng có thể lắp đặt thêm nhiều thiết bị hỗ trợ tùy vào nhu cầu sử dụng của họ như các loại card RAID, card LAN,…

Thời gian hoạt động:

Main server được thiết kế để có thể hoạt động một cách liên tục và ổn định trong một thời gian dài mà không bị lỗi. Ở main máy tính bàn thì không có điều này.

Các thông tin cần quan tâm khi chọn mua main server là gì?

Hãng sản xuất:

Ưu tiên chọn những hãng sản xuất mainboard server uy tín, tiêu chí này ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng và độ bền của mainboard. Một số thương hiệu nổi tiếng chuyên về mainboard server như Supermicro, Intel, Asus,…

Kích thước:

Đây là một trong những yếu tố cơ bản cần biết khi lựa chọn mua main server nhưng ít người để ý nhất. Cần quan tâm đến đặc điểm này để tìm cho mình một mainboard phù hợp với chassis server mà bạn muốn lắp đặt.

Chipset:

Chi tiết này sẽ cho chúng ta biết thông tin về khả năng của main server có thể hỗ trợ và tương thích với những CPU server nào, card mở rộng nào, hỗ trợ bao nhiêu khe cắm RAM và dung lượng hỗ trợ tối đa bao nhiêu GB RAM.

Tốc độ BUS:

ốc độ bus càng cao thì có thể cắm được các loại RAM tốt hơn, hiệu năng cao hơn.

Các cổng hỗ trợ:

Một main server có nhiều khe cắm RAM hay nhiều khe cắm mở rộng, cổng kết nối sẽ thuận tiện hơn nhiều khi làm việc với lượng công việc lớn.

Ngoài ra, có một số mainboard máy chủ có hỗ trợ thêm khả năng ép xung (OC – Overclock) nhằm tăng tốc tốc độ xung nhịp cho CPU cao hơn so với mức xung nhịp bình thường của nó và một số mainboard được bổ sung thêm các tính năng như tự update firmware, tích hợp nhiệt kế cho CPU,…

2.Lựa chọn CPU.

Khi lựa chọn máy chủ, điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm đến là CPU. Số lượng nhân của CPU càng lớn, chúng càng mang lại nhiều lợi thế hơn cho người dùng.

Quan niệm “CPU nhanh hơn, máy chủ nhanh hơn” chỉ đúng khi thực hiện xử lý đơn luồng, hay khi thực hiện các tính toán chuyên sâu. Còn trong quá trình hoạt động bình thường, CPU máy chủ thường ở trong tình trạng nhàn rỗi khá nhiều.

Vậy, nếu lựa chọn CPU 6, 8 hay 12 nhân với tốc độ xử lý chậm hoặc CPU 6 nhân với xung nhịp cao, bạn sẽ lựa chọn phương án nào? Hãy luôn ưu tiên số lượng CPU có nhiều nhân hơn nhé!

CPU

Một số CPU đáng quan tâm: Nếu bạn có đủ khả năng về tài chính tư, hãy trang bị một số dòng CPU đáng giá như:

  • CPU Westmere 2,93GHz của Intel: Nổi tiếng là tốc độ cao.
  • Các dòng CPU AMD 6 nhân dòng Opteron 4000 với xung nhịp trong khoảng từ 1,7GHz tới 2,2GHz: Chiếm được lòng tin người dùng bởi hiệu năng mạnh mẽ và khả năng làm việc bền bỉ.

Khi sử dụng 1 trong 2, hoặc cả 2 CPU này, máy chủ có thể mang đến một năng lực ảo hóa đến mức kinh ngạc cho những đơn vị có quy mô tầm chung.

3.Lựa chọn RAM.

Trong các hệ thống datacenter của chúng ta, nó là một nơi tập trung của rất nhiều loại linh kiện mà mỗi loại linh kiện đều có một chức năng riêng biệt. Qua bài viết hôm nay, chúng ta cùng tập trung tìm hiểu về RAM, một trong những loại linh kiện khá quan trọng của máy chủ và cả trong máy tính.

Vậy RAM là gì?

RAM hay chúng ta còn gọi là bộ nhớ tạm, bộ nhớ đệm. Trong quá trình làm việc, vận hành hệ thống. có rất nhiều file nhớ nhỏ được phát sinh ra. Đương nhiên chúng có thể bị xóa sau khi kết thúc phiên làm việc và không cần thiết để lưu trữ vào trong ổ cứng. Vì thế các thông tin này sẽ được thực hiện lưu tạm trên các thanh RAM. Sử dụng khi cần và khi chúng ta kết thúc phiên làm việc hay tắt máy, các loại dữ liệu này sẽ bị xóa đi.

Đó chính là RAM và chức năng của RAM. Ngày nay RAM hiện hữu không chỉ trong máy chủ, máy tính mà còn trong nhiều thiết bị khác như tivi box, điện thoại thông minh và người ta thường đánh giá độ mạnh, yếu của các bộ máy này bằng dung lượng của RAM.

ram-vps

Tầm quan trọng của RAM trong máy chủ

RAM đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chạy đa nhiệm. Nhất là trong lúc phục vụ các dịch vụ thuê máy chủ của các loại máy chủ. Các máy chủ này thường thực hiện tác vụ rất nặng vì vậy sức chứa, lưu trữ tạm thời của RAM rất quan trọng. Nó đảm bảo cho hệ thống vận hành bình thường mà không phát sinh ra bất cứ lỗi nào về các lỗi về lưu tạm thời của thông tin tác vụ.

Từ đó mà ngày nay, việc tập trung đầu tư RAM cho máy chủ còn chiếm một trong số những yếu tố đầu tiên mà chúng ta cần tập trung và đầu tư cho các loại máy chủ hiện nay. Vậy các thanh RAM này có ảnh hưởng như thế nào dối với máy chủ của chúng ta.

Ảnh hưởng của RAM tới Server

Sau đây chúng ta cùng liệt kê những ảnh hưởng của RAM đến máy chủ qua nhiều phương diện. Từ đó chúng ta đánh giá rõ ràng thêm được tầm quan trọng của loại linh kiện nay trong công tác phục vụ máy chủ và duy trì chất lượng hoạt động của máy chủ chúng ta.

Chúng ta sẽ có hai mặt ảnh hưởng chính của RAM đối với sự duy trì hệ thống, khả năng hoạt động của máy chủ trong lúc thực hiện nhiều tác vụ như vừa duy trì hệ thống, vừa chạy các loại máy chủ ảo.

Ảnh hưởng của RAM đến hiệu suất Server

Có nhiều người cho rằng hiệu suất hoàn toàn không ảnh hưởng gì bởi RAM. Nhưng khi thực thi chạy máy chủ trong vai trò máy chủ ảo chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết nhất.

ram-server

Ví dụ như chúng ta có hai máy chủ cùng cấu hình. Một máy chủ có 32 Gb RAM và 1 máy chủ chỉ có 8Gb RAM. Khi cùng khởi chạy 2 máy chủ ảo và phân chia mỗi máy chủ 3Gb RAM thì hiệu suất hoạt động của loại máy chủ có RAM cao hơn rõ ràng là nhanh chóng và trơn tru hơn rất nhiều so với loại máy chủ chỉ sử dụng vừa đúng lượng RAM cần cung cấp.

Từ đó chúng ta có thể đánh giá được hiệu suất cho máy chủ thật sự ảnh hưởng bởi yếu tố dung lượng thanh RAM rất nhiều.

Ảnh hưởng của RAM đến vận hành máy chủ ảo

Trong vận hành cũng vậy. Với một máy chủ được trang bị dung lượng RAM cao. Khi chúng ta có những phát sinh lớn về lưu tạm như update phiên bản mới, chạy sửa lỗi, restore hay backup chúng cũng hoạt động nhanh hơn rất nhiều và sẽ không xảy ra các lỗi như chậm chạp do không gian lưu trữ trên thanh RAM quá ít hay dumb do không còn đủ dung lượng lưu trữ cho RAM.

Từ đó chúng ta cũng có thể nhận xét việc vận hành máy chủ, máy chủ ảo cũng phụ thuộc rất nhiều vào loại linh kiện trên.

ram-vps
Cách lựa chọn RAM cho máy chủ

Và để có thể phục vụ lưu trữ trên máy chủ, vận hành máy chủ cho thật tốt thì chúng ta cần phải lựa chọn RAM thật tối ưu. Tùy vào nhu cầu sử dụng máy chủ mà chúng ta lựa chọn dung lượng RAM cho thích hợp và tối ưu về mặt kinh tế.

Thông thường trên 1 main máy chủ có tối thiểu bốn khe RAM từ đó mà chúng ta tuy thuộc vào nhu cầu vận hành máy chủ nặng hay nhẹ, tác vụ thực hiện nhiều hay ít mà chúng ta lựa chọn dung lượng cho phù hợp. Và bạn hãy nhớ lúc nào cũng nên để dung lượng dư khoảng 40% để giúp cho hệ thống máy chủ chạy thật tốt. Chẳng hạn như cần dùng 3Gb ram thì chúng ta nên tối thiểu sử dụng 5Gb RAM.

Khi nào thì cần nâng cấp RAM cho Server

Nâng cấp RAM cho máy chủ cũng là một việc làm rất quan trọng. Vì phần mềm và các nền tảng cao cấp hiện nay khi vận hành đều tốn dung lượng RAM để chạy nền rất cao nên khi chúng ta thấy máy chủ hoạt động chiếm hơn 70% RAM thì đó là lúc chúng ta cần nâng cấp dung lượng RAM cao hơn nữa để đảm bảo được việc vận hành RAM thật tốt và có thể tối ưu được khả năng vận hành cho máy chủ của chúng ta một cách tốt hơn.

4.Thiết bị lưu trữ.

Sự phát triển của doanh nghiệp kéo theo sự gia tăng không ngừng của dung lượng lưu trữ. Trong khi đó, người dùng cũng yêu cầu tính ổn định, hiệu năng truy xuất, sự sẵn sàng của dữ liệu ngày càng cao. Đó là lý do các giải pháp u trữ máy chủ ngày càng trở nên đa dạng. Mỗi doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn dịch vụ lưu trữ phù hợp tùy vào nhu cầu, khả năng tài chính.

Những giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp

Hiện nay, để lưu trữ dữ liệu, doanh nghiệp có thể dùng nhiều thiết bị, công nghệ khác nhau. Một số lựa chọn phổ biến của doanh nghiệp hiện nay như:

  • Ổ đĩa USB Flash Memory
  • Ổ cứng gắn ngoài
  • Network Attached Storage – Thiết bị lưu trữ giao tiếp qua mạng
  • Online Storage – Giải pháp lưu trữ đám mây

Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về các loại hình lưu trữ mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong nội dung bên dưới.

Ổ đĩa USB Flash Memory

Thiết kế của USB nhỏ gọn, hướng tới sự thuận tiện, đa năng, có khả năng di động. Người dùng có thể mang theo USB đến bất cứ đâu một cách dễ dàng. Ổ USB Flash cũng không ngừng được cải tiến, tăng dung lượng lưu trữ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dùng. Bạn có thể dùng loại ổ đĩa này cho nhiều mục đích khác nhau.

usb-ca-nhan

Ổ đĩa USB tiêu thụ ít năng lượng, có thể kết nối với cổng USB của PC, Laptop,… để sao lưu các tệp khi đang di chuyển. Thậm chí, nó còn cung cấp mã hóa để bảo vệ các tệp. Do đó, người dùng hoàn toàn không lo bị lộ dữ liệu nếu chẳng may ổ đĩa bị mất.

Một số loại USB còn cho phép lưu trữ dữ liệu Internet Explorer Bookmarks, Outlook, File dữ liệu,… Bạn hoàn toàn có thể làm việc trên bất kỳ máy tính nào với dữ liệu được lưu trữ từ USB.

Ổ cứng gắn ngoài

Bạn có thể tăng thêm dung lượng lưu trữ đơn giản, ít tốn kém bằng việc kết nối máy tính với ổ cứng ngoài. Tuy nhiên, bạn không thể truy cập trực tuyến từ xa các dữ liệu trên ổ đĩa ngoài.

o-cung-gan-ngoai

Khi có việc đi công tác không thể mang máy tính chứa các tệp mình thường làm, bạn sẽ phải mang theo ổ cứng gắn ngoài. Hoặc bạn phải sao chép dữ liệu cần thiết sang ổ đĩa trong của Laptop, ổ USB,… Ngoài ra, nếu không may thảm họa xảy ra, chắc chắn dữ liệu sẽ không được bảo vệ an toàn.

Network Attached Storage – Thiết bị lưu trữ giao tiếp qua mạng

Giải pháp Network Attached Storage (NAS) thích hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua NAS, bạn có thể truy cập dữ liệu đơn giản, an toàn, nhanh chóng trong môi trường mạng IP. NAS giúp giảm tải việc phân phối tệp từ các máy chủ khác trên mạng. Doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô dễ dàng để đáp ứng yêu cầu lưu trữ tăng lên.

Network Attached Storage có thể là một ổ đĩa cứng với một cổng Ethernet, hay tích hợp kết nối Wi-Fi. NAS có thể cung cấp thêm cổng FireWire và USB để kết nối các ổ đĩa cứng gắn ngoài. Thiết bị lưu trữ giao tiếp qua mạng cũng hỗ trợ tính năng in từ máy chủ để nhiều người cùng chia sẻ một máy in dễ dàng.

Online Storage – Giải pháp lưu trữ đám mây

Các dịch vụ sao lưu, lưu trữ dữ liệu từ xa qua Internet giúp bảo vệ dữ liệu an toàn và bảo mật hơn. Vì thế việc chọn thuê máy chủ Cloud chất lượng, bảo mật tại các Data Center cũng là việc ưu tiên hàng đầu.

cloud-hosting-linux-la-gi

Giải pháp lưu trữ máy chủ cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ các File dung lượng lớn với đối tác, khách hàng mà không cần gửi qua Email. Bạn chỉ cần cấp cho họ quyền truy cập vào dịch vụ Online Storage đang sử dụng. Một ưu điểm khác nữa là người dùng có thể đăng nhập vào tài khoản Online Storage từ bất cứ một máy tính nào, ở bất kỳ vị trí địa lý nào thông qua trình duyệt Web.

5.IDRAC9, Enterprise (Phần mềm theo dõi từ xa).

Dell Remote Access Controller hoặc DRAC là một nền tảng quản lý ngoài băng tần trên một số máy chủ của Dell. Nền tảng có thể được cung cấp trên một thẻ mở rộng riêng biệt hoặc được tích hợp vào bảng chính; khi được tích hợp, nền tảng được gọi là iDRAC.

Đối với hầu hết các model của Power Edge Server thế hệ thứ 12 của Dell thì đều có tích hợp iDRAC (Integrated Dell Remote Access Controller), tính năng này dùng để điều khiển máy tính tắt mở từ xa thông qua LAN hoặc VPN, ngoài ra còn có khả năng kiểm tra theo dõi hoạt động của các thành phần trên Server, troubleshoot trong trường hợp Server bị lỗi trong quá trình POST. Đây là tính năng rất hữu ích đối với IT nhưng không phải ai cũng biết đến.

Các bước thiết lập ban đầu để Remote và các tính năng của iDRAC, sau khi đã làm quen thì mọi người có thể tìm hiểu kỹ hơn.

Cấu hình iDRAC.

Khởi động Server, ở màn hình khởi động khi hiện lên dòng Ctrl+E thì mọi ngưởi nhấn tổ hợp phím “Ctrl +E” để vào cấu hình IP cho iDRAC.

Trong Menu chính:
  • NIC selection: chọn Shared.
  • Lan Parameter : Vào Ethernet IP Address để cấu hình địa chỉ IP cho iDRAC (IP, Subnet, Gateway), lưu ý IP này trùng với Subnet LAN trong mạng đang sử dụng và IP này chưa sử dụng cho máy nào. Ở mục Lan User Configuration mọi người có thể rename của user và đặt password khác nếu muốn, mặc định của User là “root”, password là “calvin”.

Xong các bước trên mọi người nhơ save lại trước khi thoát ra. Vậy là đã hoàn tất bước cấu hình.

Trong trường hợp bạn thay đổi password root của iDRAC nhưng không nhớ thì có thể chọn Reset to Default để reset lại password, khi này các thông tin cấu hình (IP Addr, username, password) sẽ trở về tình trạng ban đầu khi chưa setup.

Sử dụng iDRAC.

  • Mở web browser và nhập vào IP của iDRAC. Ở đây IP của mình là 198.168.1.111.
iDRAC
  • Màn hình đăng nhập:
iDRAC-1
  • Ở màn hình chính mọi người có thể xem được thông tin về Server(Model, BIOS version…), thông tin của các phần cứng (FAN, CPU, PSU…).
iDRAC-2
  • Để Shutdown, Restart hoặc Power On thì mọi người vào Tab Power và chọn các option tương ứng rồi nhấn Apply.
  • Ở Tab log: có thể xem các even log của Server, khi các Log này bị đầy thì đôi lúc Server sẽ báo lỗi, do đó có thể chon Save Log và sau đó Clear Log để có thể theo dõi các file log trong quá trình troubleshoot nếu sau này Server có xảy ra lỗi.
iDRAC-3
  • Trong phần Log có một phần rất hay đó là Boot Capture: phần này có chức năng ghi lại màn hình quá trình từ lúc khởi động đến lúc vào OS, điều này giúp cho IT có thể nhận biết được các thông báo lỗi ở màn hình DOS nếu Server không thể vào OS và yêu cầu nhấn F1 tiếp tục hoặc F2 để vào Setup để có thể hướng dẫn từ xa. Ở đây ta chọn Boot Capture muốn xem và nhấn Play.
  • Ở mục Last Crash Screen: sẽ lưu lại màn hình bị dump của Server nếu có lỗi, cái này phục vụ cho việc troubleshoot nếu OS hay phần cứng bị lỗi mà không có mặt IT lúc xảy ra lỗi.

6. PERC H730P RAID Controller

PERC H730P Integrated RAID Controller, 2GB Cache

  • Hãng sản xuất : DELL
  • Dòng đời : PERC H730
  • Loại sản phẩm : Raid Controller
  • Tính năng : Cung cấp một giải pháp đơn giản tùy chọn cấu hình RAID hỗ trợ cho Non-Raid, Kết nối ổ đĩa cứng SATA hoặc SAS, ứng dụng cho for file, web, database and email servers
  • Khả năng tương thích : PowerEdge R430 , PowerEdge R530 , PowerEdge

R630 , PowerEdge R730 , PowerEdge R730XD

PERC-H730P-Integrated-RAID-Controller

Thông số kĩ thuật

Thông số kỹ thuậtMô tả
ModelPERC H730P Integrated RAID Controller
Cache2GB DDR3 Non-Volatile Cache
Hỗ trợ RAIDRAID 0, 1, 5, 6, 10, 50, 60
Hỗ trợ ổ cứngSAS, SATA, SSD
Tốc độ dữ liệu12Gb/s SAS, 6Gb/s SATA
Hỗ trợ ổ cứng tối đa255 ổ đĩa
Hỗ trợ kích thước ổ cứng2.5″ hoặc 3.5″
Hỗ trợ tối đa số lượng ổ cứng trên một kênh8 ổ đĩa
Giao diện kết nốiPCI Express 3.0 x8
Hỗ trợ hệ điều hànhWindows, Linux, VMware, Citrix XenServer
Data Transfer RateUp to 12 Gbps per port
Bus TypePCIe 3.0 x8
Data Transfer RateUp to 12 Gbps per port
Buffer Size  2GB 1866MT/s DDR3 SDRAM
Channel Qty 2Max Storage Devices Qty 255
System RequirementsMicrosoft Windows Server 2008 R2 SP1 SuSE Linux Enterprise Server 10 SP4 Microsoft Windows Server 2012 Red Hat Enterprise Linux 5.8  Microsoft Windows Server 2012 R2 SuSE Linux Enterprise Server 11 SP3 – Red Hat Enterprise Linux 6.5
Dimensions (WxDxH)17.66 x 6.44 cm

7. Dual, Hot-plug, Redundant Power Supply ( Nguồn cung cấp dự phòng).

Các thiết bị điện tử gia dụng hay chuyên dùng không thể sử dụng trực tiếp dòng điện xoay chiều (AC) từ lưới điện được mà phải thông qua bộ chuyển đổi nhằm hạ thế và chuyển thành dòng điện một chiều (DC) cung cấp cho các linh kiện điện tử trong thiết bị đó. Các bộ chuyển đổi này được gọi chung là bộ nguồn của thiết bị. Không ngoại lệ, máy chủ cũng có bộ nguồn riêng của mình, vậy bộ nguồn chủ có gì khác biệt so với các bộ nguồn thông thường? Phần sau đây xin giới thiệu các kiến thức về nguồn máy chủ.

Dual-Hot-plug-Redundant-Power-Supply

1. Đặc điểm

Nguồn máy chủ là loại nguồn phi tuyến, khác với nguồn tuyến tính ở chỗ:

  • Nguồn tuyến tính (thường cấu tạo bằng biến áp với cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp) cho điện áp đầu ra phụ thuộc vào điện áp đầu vào.
  • Nguồn phi tuyến cho điện áp đầu ra ổn định ít phụ thuộc vào điện áp đầu vào trong giới hạn nhất định cho phép.

Nguyên lý hoạt động

Từ nguồn điện dân dụng (110Vac/220Vac xoay chiều với tần số 50/60Hz) vào PSU qua các mạch lọc nhiễu loại bỏ các nhiễu cao tần, được nắn thành điện áp một chiều. Từ điện áp một chiều này được chuyển trở thành điện áp xoay chiều với tần số rất cao, qua một bộ biến áp hạ xuống thành điện áp xoay chiều tần số cao ở mức điện áp thấp hơn, từ đây được nắn trở lại thành một chiều. Sở dĩ phải có sự biến đổi xoay chiều thành một chiều rồi lại thành xoay chiều và trở lại một chiều do đặc tính của các biến áp: Đối với tần số cao thì kích thước biến áp nhỏ đi rất nhiều so với biến áp ở tần số điện dân dụng 50/60Hz.

Ở máy chủ, bạn có thể nhìn thấy PSU là một bộ phận có rất nhiều đầu dây dẫn ra khỏi nó và được cắm vào bo mạch chủ, các ổ đĩa, thậm chí cả các cạc đồ hoạ cao cấp. 

Nguồn máy chủ cung cấp đồng thời nhiều loại điện áp: +12V, – 12V, +5V, +3,3V… với dòng điện định mức lớn.

Vai trò

Nguồn máy chủ là một bộ phận rất quan trọng đối với một hệ thống máy chủ, tuy nhiên có nhiều người sử dụng lại ít quan tâm đến. Sự ổn định của một máy chủ ngoài các thiết bị chính (bo mạch chủ, bộ xử lý, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, ổ cứng…) phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn máy chủ bởi nó cung cấp năng lượng cho các thiết bị này hoạt động.

Một nguồn chất lượng kém, không cung cấp đủ công suất hoặc không ổn định sẽ có thể gây lên sự mất ổn định của hệ thống máy tính (cung cấp điện áp quá thấp cho các thiết bị, có nhiều nhiễu cao tần gây sai lệch các tín hiệu trong hệ thống), hư hỏng hoặc làm giảm tuổi thọ các thiết bị (nếu cung cấp điện áp đầu ra cao hơn điện áp định mức). 

Các kết nối đầu ra

Nguồn máy chủ không thể thiếu các đầu dây cắm cho các thiết bị sử dụng năng lượng cung cấp từ nó. Các kết nối đầu ra của nguồn máy chủ bao gồm:

  • Đầu cắm vào bo mạch chủ (Motherboard Connector): Là đầu cắm có 20 hoặc 24 chân – Tuỳ thể loại bo mạch chủ sử dụng. Phiên bản khác của đầu cắm này là 20+4 chân: Phù hợp cho cả bo mạch dùng 20 và 24 chân.
  • Đầu cắm cấp nguồn cho bộ xử lý trung tâm (CPU) (+12V Power Connector): Có hai loại: Loại bốn chân và loại tám chân (thông dụng là bốn chân, các nguồn mới thiết kế cho các bo mạch chủ đời mới sử dụng loại tám chân.
  • Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang (giao tiếp ATA) (Peripheral Connector): Gồm bốn chân.
  • Đầu cắm cho ổ đĩa mềm: Gồm bốn chân.
  • Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang giao tiếp SATA: Gồm bốn dây.
  • Đầu cắm cho các cạc đồ hoạ cao cấp: Gồm sáu chân.

(Lưu ý: Một số đầu cắm khác đã có ở các nguồn thế hệ cũ (chuẩn AT) đã được loại bỏ trên mười năm, không được đưa vào đây)

Các đầu cắm cho bo mạch chủ và thiết bị ngoại vi được nối với các dây dẫn màu để phân biệt đường điện áp, thông thường các dây dẫn này được hàn trực tiếp vào bản mạch của nguồn. Tuy nhiên có một số nhà sản xuất đã thay thế việc hàn sẵn vào bản mạch của nguồn bằng cách thiết kế các đầu cắm nối vào nguồn. Việc cắm nối có ưu điểm là loại bỏ các dây không cần dùng đến để tránh quá nhiều dây nối trong thùng máy gây cản trở luồng gió lưu thông trong thùng máy, nhưng theo tác giả (TMA) thì nó cũng có nhược điểm: Tạo thêm một sự tiếp xúc thứ hai trong quá trình truyền dẫn điện, điều này làm tăng điện trở và có thể gây nóng, tiếp xúc kém dẫn đến không thuận lợi cho quá trình truyền dẫn.

Công suất và hiệu suất

Công suất nguồn được tính trên nhiều mặt: Công suất cung cấp, công suất tiêu thụ và công suất tối đa…Hiệu suất của nguồn thường không được ghi trên nhãn hoặc không được cung cấp khi nguồn máy chủ được bán cho người tiêu dùng, do đó cần lưu ý đến cả hai thông số này.

5.1. Công suất

Công suất tiêu thụ: Là công suất mà một nguồn máy chủ tiêu thụ với nguồn điện dân dụng. Công suất tiêu thụ được tính bằng W (đọc là “oát”) là công suất mà người sử dụng máy chủ phải trả tiền cho nhà cung cấp điện

Công suất cung cấp của nguồn được tính bằng tổng công suất mà nguồn cấp cho bo mạch chủ, CPU và các thiết bị hoạt động. Công suất cung cấp thường phụ thuộc vào số lượng và các đặc tính làm việc của thiết bị. Công suất cung cấp thường nhỏ hơn công suất cực đại của nguồn.

Công suất cung cấp của nguồn máy chủ ở các thời điểm và chế độ làm việc khác nhau là khác nhau, nó không bình quân và trung bình như nhiều người hiểu. Các thiết bị thường xuyên thay đổi công suất tiêu thụ thường là:

  • CPU: Có nhiều chế độ tiêu thụ nhất: Khi làm việc ít, khi giảm tốc độ, khi làm việc tối đa.
  • Chipset cầu bắc (NB): linh kiện tiêu thụ năng lượng nhiều nhất trên bo mạch chủ, nếu bo mạch chủ tích hợp sẵn cạc đồ hoạ thì chipset cầu bắc tiêu tốn năng lượng hơn, và giao động mức tiêu thụ tuỳ theo chế độ đồ hoạ.
  • Các quạt trong máy tính nếu có cơ chế tự động điều chỉnh tốc độ theo nhiệt độ của hệ thống.
5.2. Hiệu suất

Hiệu suất của nguồn máy chủ được xác định bằng hiệu số giữa công suất cung cấp và công suất tiêu thụ của nguồn.

Mọi thiết bị chuyển đổi năng lượng từ các dạng khác nhau đều không thể đạt hiệu suất 100%, phần năng lượng bị mất đi đó bị biến thành các dạng năng lượng khác không mong muốn (cơ năng, nhiệt năng, từ trường, điện trường…) do đó hiệu suất của một thiết bị rất quan trọng.

Trong nguồn máy chủ, năng lượng tiêu hao không mong muốn chủ yếu là nhiệt năng và từ trường, điện trường.

6. Bộ nguồn máy tính tốt

Nếu như đáp ứng được các yếu tố sau:

  • Sự ổn định của điện áp đầu ra: không sai lệch quá -5 đến + 5% so với điện áp danh định khi mà nguồn hoạt động đến công suất thiết kế.
  • Điện áp đầu ra là bằng phẳng, không nhiễu.
  • Hiệu suất làm việc cao, đạt trên 80% (Công suất đầu ra/đầu vào đạt >80%)
  • Nguồn không gây ra từ trường, điện trường, nhiễu sang các bộ phận khác xung quanh nó và phải chịu đựng được từ trường, điện trường, nhiễu từ các vật khác xung quanh tác động đến nó.
  • Khi hoạt động toả ít nhiệt, gây rung, ồn nhỏ.
  • Các dây nối đầu ra đa dạng, nhiều chuẩn chân cắm, được bọc dây gọn gàng và chống nhiễu.
  • Đảm bảo hoạt động ổn định với công suất thiết kế trong một thời gian hoạt động dài
  • Dải điện áp đầu vào càng rộng càng tốt, đa số các nguồn chất lượng cao có dải điện áp đầu vào từ 90 đến 260Vac, tần số 50/60 Hz.

8.Card mạng.

Hiện nay chiếc máy tính là không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày nó giúp mọi người trong công việc cũng như giúp chúng ta giải trí mỗi khi mệt mỏi, Nhưng một chiếc máy tính nếu không có mạng internet thì chỉ là 1 chiếc máy tính “tự kỷ”, vì nó không giao tiếp với nguồn thông tin đa dạng trên mạng internet giúp chúng ta tìm hiểu được những kiến thức, hay giúp ta trong công việc, vậy làm gì để máy tính có thể kết nối internet, câu trả lời chính là card mạng.

card-mang-internet

Tìm hiểu về card mạng là gì ?

Card mạng là gì ? Card mạng hay còn gọi là card dùng để giao tiếp với internet là 1 loại bảng mạch giúp cho máy tính có thể giao tiếp với các máy khác, thông qua internet, nó có thể được gọi với tên LAN adapter, nó được sử dụng trong một khe cắm  trong bo mạch chính của máy tính để bàn để có thể giúp PC giao tiếp và kết nối với môi trường mạng.

Card mạng được cắm vào các khe cắm như PCI hay qua c ng USB đều được và card mạng giao tiếp với cáp mạng bằng các chuẩn AUI, BNC, UTP…

Các chức năng cơ bản của card mạng

Card mạng giúp máy tính của bạn chuẩn bị dữ liệu để đưa lên mạng hay nhận dữ liệu từ mạng về máy tính, dữ liệu phải được chuyển đổi từ dạng byte và bit sang loại tín hiệu điện để truyền qua dây cáp và ngược lại nếu như máy tính muốn nhận dữ liệu từ mạng.

Nó giúp các máy tính giao tiếp vs nhau truyền dữ liệu qua lại giữa các máy tính kiểm soát thống kê thông tin dữ liệu từ cấp tới máy tính.

Mỗi card mạng cần có 1 địa chỉ MAC và địa chỉ đó là duy nhất không bị trùng lặp để nó phân biệt các card mạng với nhau trên mạng internet, địa chỉ MAC này được cung cấp bởi viện công nghệ điện và điện tử) và các nhà sản xuất card mạng cố định địa chỉ MAC do viện cung cấp đến các card mạng do mình tự sản xuất, địa chỉ MAC gồm 6 byte (48 bit) trong đó thì 3 byte là mã số của chính nhà sản xuất ra card mạng và 3 byte là số seri của các card mạng do hãng sản xuất, và những người am hiểu hay gọi là địa chỉ vật lý.

9. Nguồn cấp cho Server

nguon-may-chu-psu-server

Để có thể vận hành tốt, ổn định một máy chủ thì cần có một bộ nguồn mạnh mẽ, thường thì các bộ nguồn server thường có công suất cao, đạt các tiêu chuẩn dành riêng cho server, có khả năng thay thế và dự phòng khi các bộ nguồn khác trong cùng server bị lỗi.

10. Một số thiết bị khác

Chassis Server là gì?

Chassis hay thường được gọi là thùng máy, là một linh kiện máy chủ có chức năng giúp bảo vệ các thiết bị linh kiện phần cứng bên trong máy.

Đối với dòng máy tính để bàn (PC) thì thường được gọi case máy tính, còn đối với server (máy chủ) thì thường được gọi là chassis máy chủ, chassis server hoặc case server.

Chassis Server (máy chủ) có những loại nào?

Chassis server (chassis máy chủ) thường có 3 loại phổ biến nhất là rackmount server (hay còn được gọi vắn tắt là server rack hoặc rack server), blade server và tower server.

chassis-la-gi

Các dạng Chassis server

Server rack là gì?

Server rack (hay còn gọi là rack server hoặc rackmount server) có nhiệm vụ bảo vệ và giúp cố định các thiết bị linh kiện máy chủ bên trong nó.

Rack server có hình dáng dạng nằm ngang, thường được lắp đặt vào những chiếc tủ (được gọi là tủ rack), giúp ta có thể lắp vào và lấy ra bằng cách kéo ra/ đẩy vào trông như việc tháo lắp các HDD server.

rack-server
Server Rack 1U

Các server rack thường được đo lường bằng một đơn vị viết tắt là U, đơn vị này được quy ước để dùng vào việc đo chiều cao của rack server. Ta có những dạng phổ biến như server rack 1U, server rack 2U, server rack 4U,…

1U = 1.75 inch = 4.45 cm (với 1 inch = 2.54 cm)

Đối với các dòng server rack thì các chỉ số chiều rộng (W = Width) và chiều cao

(H = Height) thường giống nhau giữa các U, còn chỉ số chiều dài hay còn gọi là chiều sâu (D = Depth) của máy thường khác nhau tùy vào chức năng của server đó.

rack-server-1u
Rack Server 1U
Server Rack 2U

Thường thì các rack server 1U sẽ giúp tiết kiệm không gian vị trí lắp đặt máy hơn, nhưng về hiệu năng, khả năng mở rộng và tính tương thích sẽ hạn chế hơn.

rack-server-2u
Rack Server 2U

Đối với các dạng server rack 4U thì sẽ cho hiệu năng cao hơn, tính tương thích cao hơn và khả năng mở rộng cao hơn nhiều vì những dòng server này có thể hỗ trợ lên tới 4 vi xử lý CPU trên một server. Tuy nhiên không gian lắp đặt server sẽ bị chiếm dụng nhiều.

Tower server là gì?

Cũng có chức năng là giúp bảo vệ và cố định các thiết bị linh kiện server bên trong. Khác với rack server, tower server có dạng đứng.

Dạng server tower này được thiết kế nhằm vào nhóm khách hàng doanh nghiệp, tổ chức, văn phòng hoặc các cá nhân có nhu cầu sử dụng ít máy chủ (tầm 1 hoặc 2 server), đặt server tại văn phòng.

hpe-tower-servers
HPE Tower Server

Tower server được thiết kế nhằm tạo cảm giác quen thuộc hơn (như máy tính để bàn) khi sử dụng server và nhu cầu xây dựng một máy server chạy độc lập.

Khi hoạt động thì tower server sẽ cho tiếng ồn ít hơn so với các dòng rack server và blade server vì thế các tower server thích hợp cho việc đặt server tại văn phòng làm việc. Tuy nhiên, hiệu năng của từng blade server có phần thấp hơn so với rack server.

Blade server là gì?

Blade server là một dạng server nhỏ, được gắn vào một chassis server rack. Mỗi server blade là một hệ thống server độc lập, có bo mạch chủ, CPU, RAM, ổ cứng,… và có hệ điều hành chạy riêng biệt.

8U_SuperBlade
Chassis Blade Server

Các quản trị viên (administrator) có thể sử dụng phần mềm hệ thống để kết nối các blade server này thành một cụm máy chủ (server cluster). Trong cluster mode, các blade server có thể được kết nối để cung cấp một môi trường mạng tốc độ cao trong khi chia sẻ tài nguyên và phục vụ cùng một cơ sở người dùng.

Blade server Dell

Mỗi blade server đều có thể hot-swap, vì thế ta có thể dễ dàng thay thế các blade server khi hệ thống đang hoạt động và thời gian bảo trì sẽ được rút ngắn hơn.

Các thông số kỹ thuật thường gặp của một chassis server

  • Form Factor: là thông tin miêu tả hình dáng của một server. Ví dụ: rack 1U, rack 2U, tower server,…
  • Dimensions: miêu tả kích thước của chassis theo dạng W (Width – chiều rộng) x H (Height – chiều cao) x D (Depth – chiều sâu)
  • Drive bays: miêu tả số lượng ổ cứng, ổ quang có thể lắp đặt được của chassis máy chủ.
  • Khe 2.5″, khe 3.5″: kha cắm tiêu chuẩn của các loại ổ cứng HDD, SSD, ổ

DVD,…

TOP 3 nhà cung cấp máy chủ tốt nhất hiện nay

1.IBM.

IBM, viết tắt của International Business Machines, là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ. IBM được thành lập năm 1911 tại Thành phố New York, lúc đầu có tên là Computing Tabulating Recording (CTR) và đổi thành International Business Machines vào năm 1924.

IBM là nhà thầu chuyên sản xuất và kinh doanh phần cứng, phần mềm của máy tính, cơ sở hạ tầng, dịch vụ máy chủ và tư vấn trong nhiều lĩnh vực từ máy tính lớn đến công nghệ na nô.

Với hơn 350.000 nhân viên, IBM là công ty tin học lớn nhất thế giới. IBM có đội ngũ kỹ sư và nhân viên tư vấn tại 170 quốc gia. IBM còn có 8 phòng thí nghiệm trên thế giới. Nhân viên của IBM đã giành được 5 giải Nobel, 5 giải thưởng Turing – Giải thưởng Nobel của giới Công nghệ thông tin, 5 huy chương công nghệ quốc gia.

2.HP.

HP Inc. (còn được gọi là HP và viết cách điệu là hp) là công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ có trụ sở tại Palo Alto, California, Hoa Kỳ. HP sản xuất máy tính cá nhân, máy in và các vật tư liên quan đến in ấn như in 3D.

Công ty được hình thành từ ngày 1 tháng 11 năm 2015, đổi tên từ bộ phận sản xuất máy tính cá nhân và máy in của Hewlett-Packard Company, phần còn lại là mảng sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp được chuyển cho Hewlett Packard Enterprise. Việc chia tách cấu trúc này tạo thành công ty đại chúng mới là HP Inc., giữ nguyên mã cổ phiếu HPQ ban đầu của Hewlett-Packard từ trước năm

2015, trong khi đó Hewlett Packard Enterprise giao dịch dưới mã cổ phiếu riêng, HPE.

HP niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York – chỉ số S&P 500 Index. HP là công ty sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới tính theo doanh số bán hàng, lấy lại vị trí số 1 vào năm 2017 sau khi bị Lenovo chiếm giữ năm 2013. HP xếp thứ 58 trong danh dách Fortune 500 vào năm 2008 – danh dách những công ty có doanh thu lớn nhất Hoa Kỳ.

3.Dell.

Dell Inc. là một công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ về phát triển và thương mại hóa công nghệ máy tính có trụ sở tại Round Rock, Texas, Hoa Kỳ. Dell được thành lập năm 1984 do chủ quản gia Michael Dell đồng sáng lập. Đây là công ty có thu nhập lớn thứ 28 tại Hoa Kỳ

Nên chọn nền tảng Server nào để lưu trữ dữ liệu trong doanh nghiệp?

Server được xem là thành phần không thể thiếu trong hệ thống lưu trữ máy chủ. Các hệ thống Server hiện nay được cung cấp dưới nhiều giải pháp khác nhau. Doanh nghiệp có thể dựa trên nhu cầu sử dụng mà lựa chọn nền tảng phù hợp.

  • Dedicated Server – Máy chủ riêng
  • VPS (Virtual Private Server) – Máy chủ riêng ảo
  • Cloud Server – Máy chủ Cloud, ngoài ra còn có thêm dịch vụ VPC (Virtual Private Cloud) để bạn tham khảo.

Dedicated Server – Máy chủ riêng

Máy chủ dùng riêng (Dedicated Server) có tốc độ xử lý rất cao, gồm các thiết bị phần cứng độc lập. Nó có thể phục vụ cùng lúc một số lượng lớn khách hàng nhờ băng thông của trang Web được đáp ứng tối đa. Tuy nhiên, Dedicated Server có chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì khá cao. Việc thay thế thiết bị phần cứng cũng phức tạp khiến khả năng mở rộng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Hơn thế nữa, sao lưu dữ liệu trên Dedicated Server cũng khó khăn hơn so với VPS hay Cloud Server. Do vậy, hệ thống này thường được dùng cho các doanh nghiệp lớn với tài chính và khả năng hoạt động ổn định.

VPS (Virtual Private Server) – Máy chủ riêng ảo

VPS bao gồm các thành phần là CPU, dung lượng ổ HDD, RAM riêng. Độ ổn định của máy chủ vật lý sẽ ảnh hưởng hoạt động của máy chủ riêng ảo.

Nếu máy chủ vật lý gặp trục trặc, hệ thống VPS có thể dừng hoạt động và bị mất dữ liệu.

Khi sử dụng VPS, doanh nghiệp phải trả chi phí cho toàn bộ cấu hình của hệ thống này. Việc mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên trên VPS sẽ bị giới hạn trong cấu hình của máy chủ vật lý. Tuy nhiên, quá trình này sẽ ít tốn kém và nhanh hơn nhiều so với Dedicated Server.

Cloud Server – Máy chủ Cloud

Máy chủ Cloud là loại hình lưu trữ phổ biến nhất hiện nay. Nó khắc phục được hầu hết nhược điểm của máy chủ vật lýVPS. Cloud Server hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây.

Dịch vụ lưu trữ Cloud Server được sử dụng rất phổ biến

Lợi ích của lưu trữ máy chủ đám mây – Cloud Server

Dịch vụ lưu trữ máy chủ đám mây (Cloud Server) mang lại cho người dùng, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ lớn nhiều lợi ích:

  • Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp chỉ cần chi trả cho những không gian lưu trữ mình sử dụng. Đồng thời, bạn cũng không cần bỏ nhiều chi phí để mua ổ cứng, phần cứng,…
  • Chia sẻ dễ dàng: Doanh nghiệp có thể chia sẻ quyền truy cập cho nhân viên, đối tác, khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng và an toàn.
  • Khả năng đồng bộ hóa cao: Dữ liệu có thể được truy cập, đồng bộ hóa dễ dàng từ tất cả các thiết bị thông qua kết nối Internet với lưu trữ máy chủ đám mây. Khi chuyển các tài liệu giữa các thiết bị, chúng được giữ nguyên, cập nhật tự động.
  • Tự động hóa: Nhiệm vụ sao lưu dữ liệu sẽ được quy trình tự động hóa của Cloud Server thực hiện. Bạn chỉ cần chọn dữ liệu cần sao lưu, thời gian, tần suất sao lưu,…
  • Khả năng mở rộng: Cloud Server có tính linh hoạt cao. Bất cứ khi nào có nhu cầu, bạn đều có thể mở rộng quy mô môi trường lưu trữ đám mây của mình.
  • Tính bảo mật cao: Các dữ liệu lưu trữ trên đám mây sẽ được Back Up, bảo vệ an toàn trước lỗi phần cứng.
  • Giúp bạn quản lý server dễ dàng với các tính năng phân quyền, chia sẻ dữ liệu nội bộ, cá nhân, quản trị thành viên.
  • Khả năng truy cập và sử dụng: Bạn có thể thao tác kéo và thả các tệp dễ dàng trong bộ nhớ đám mây để lưu trữ, sao chép dữ liệu. Ngoài ra, bạn có thể truy cập các dữ liệu dễ dàng từ bất cứ nơi nào với thiết bị thông minh được kết nối Internet.

Xem thêm: IDC Cloud Server là gì? TOP 5 nhà cung cấp tốt nhất

MDIGI nhà cung cấp hệ thống Cloud Server toàn diện

MDIGI cung cấp giải pháp lưu trữ máy chủ đám mây cao cấp. Giúp khách hàng tối ưu hoá chi phí, xây dựng trung tâm dữ liệu vận hành hiệu quả. Khi thuê Server tại MDIGI bạn sẽ nhận được:

  • Giải pháp máy chủ và thiết bị lưu trữ cao cấp
  • Giải pháp ảo hóa Hyper-V và điện toán đám mây
  • Giải pháp sao lưu dự phòng và nhân bản dữ liệu (Cloud Backup & Restore)

Giải pháp máy chủ và thiết bị lưu trữ cao cấp

Tích hợp hệ thống máy chủ cho dịch vụ lưu trữ, cụ thể bao gồm:

  • Hệ thống cụm máy chủ chính hãng Dell, HP, Supermicro,…
  • Bản quyền Windows Server
  • Sử dụng 100% SSD Enterprise bao gồm Storage
  • Phần mềm Control panel: Install/ Reload OS, Start/Stop
  • Hệ thống truy cập từ xa: RDP/SSH

Giải pháp ảo hóa Hyper-V và điện toán đám mây

Ngoài việc triển khai hệ thống lưu trữ máy chủ Cloud trên nền tảng ảo hóa điện toán đám mây Hyper-V từ Microsoft, MDIGI còn kết hợp công nghệ lưu trữ Storage Space Direct đảm bảo dữ liệu được lưu trữ an toàn. Nó làm tăng tốc độ truy xuất cũng như giảm thời gian Downtime đến mức thấp nhất.

Dịch vụ lưu trữ máy chủ Cloud của MDIGI hoạt động trên nền tảng Hyper-V

Storage QoS Control để quản lý IOPS cho từng VM với dung lượng lưu trữ lên đến hàng Petabytes trên mỗi Cluster.

Giải pháp sao lưu dự phòng và nhân bản dữ liệu (Cloud Backup & Restore)

Đội ngũ chuyên gia của MDIGI sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng, triển khai các giải pháp lưu trữ máy chủ, sao lưu dự phòng, nhân bản dữ liệu hiệu quả nhất. MDIGI ứng dụng các công nghệ Cloud Backup & Restore tiên tiến như:

  • Nhân bản dữ liệu từ xa
  • Thư viện băng từ ảo
  • Sao lưu nhiều tầng
  • Chống trùng lặp dữ liệu
  • Tối ưu hoá các quy trình vận hành của doanh nghiệp

Đánh giá: 

5/5 (4)
Lưu ý:

*Thông tin trong bài viết đều là những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ sáng tạo tại MDIGI . Mọi hành vi sao chép vui lòng ghi trích dẫn nguồn MDIGI.vn! Xem Điều khoản & điều kiện của Chúng tôi.

*Cập nhật mới nhất ngày: 26/05/2023

Đôi nét về tác giả Mạnh Đức

Mạnh Đức

Tốt nghiệp Đại học kỹ thuật Lê Quý Đôn năm 2018 nhưng đã bắt đầu với Digital Marketing từ những năm 2015. Với kinh nghiệm thực chiến từ hàng trăm dự án, Mạnh Đức muốn mang những gì tốt nhất cho khách hàng của MDIGI.

33 bài viết cùng chủ đề Server

IPv6 là gì? Những tính năng nổi bật của IPv6
TOP 10 phần mềm Fake IP tốt nhất
TOP 4 cách Fake IP đơn giản nhất và các lưu ý
Hướng dẫn 05 cách Ping IP cực kỳ đơn giản
HTTPS là gì? Có ảnh hưởng đến SEO không?
IIS là gì? Quản trị IIS sao cho hiệu quả
Hướng dẫn quản trị web Server từ A-Z
Server Dell là gì? Tại sao nên chọn Server Dell
Hướng dẫn Cài đặt Server đơn giản từ A-Z
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận