Liên hệ tư vấn

Hướng dẫn thao tác trên WHM từ a-z (Mới nhất)


Phần này MDIGI sẽ hướng dẫn bạn thao tác trên WHM từ a-z vô cùng chi tiết. Bao gồm thao tác cơ bản và cả thao tác nâng cao. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

Tổng quan về WHM – Mạnh Đức MDIGI

CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN WHM. 

1- Xem thông tin server. 

Để xem thông server chúng ta vào “Server Status” 🡪 “Server Information”. 

Tại đây chúng ta có thể thấy được những thông tin cơ bản của Server mà chúng ta đang sử dụng. 

  • Processor Information: Hiển thị thông tin cụ thể bao gồm cả các nhà cung cấp, tên chip xử lý, tốc độ của nó cũng như bộ nhớ đệm (Cache). 
  • Memory Information – Hiển thị thông tin về tiêu thụ bộ nhớ RAM của máy chủ. 
  • System Information – Hiển thị nền tảng điều hành máy chủ của bạn: tên hostname server, ngày sinh, và chipset. 
  • Physical Disks – Bạn có thể tìm thông tin về đĩa cứng của bạn và ổ đĩa CD / DVD -ROM trong phần hiển thị này. 
  • Current Memory Usage: Hiển thị dung lượng RAM đang được sử dụng trên máy chủ của bạn. 
  • Current Disk Usage: Hiển thị thông tin về không gian ổ đĩa cứng hiện đang được sử dụng trên các máy chủ của bạn . 

2- Xem trạng thái các dịch vụ được cài đặt trên Server. 

Để xem trạng thái các dịch vụ trên Server các bạn cũng vào “Server Status” 🡪 

“Server Status”. Tại đây chúng ta sẽ thấy các dịch vụ chính đang được cài trên Server cũng như trạng thái của nó. 

3- Xem danh sách các tài khoản. 

Các tài khoản được xem tại “Account Information” 🡪 “List Accounts”. 

Tại đây sẽ hiển thị danh sách hiển thị của toàn bộ account của server mà chúng ta đang sử dụng. Chúng ta có thể seach theo tên của user/domain, tên của đại lý, địa chỉ IP hay là các gói Package. 

4- Xem danh sách các parked domains. 

Danh sách các parked domain (Tên miền trỏ hướng) được xem tại “Account Information” 🡪 “List Parked Domains”. Bảng Parked Domains được hiển thị với tên Domain – Tài khoản – Parked Domains (Tên miền trỏ hướng). Chúng ta có thể gỡ bỏ (Unpark) tên miền trỏ hướng cũng trong giao diện này. 

5- Xem danh sách các subdomain. 

Để xem danh sách các subdomain ta vào “Account Information” 🡪 “List Subdomains”. Bảng hiển thị sẽ hiển thị ra tên của Domain – Tài khoản – Subdomain (Tên miền con) – Addon/Parked Domain (Danh sách các tên miển trỏ hướng). 

6- Xem danh sách các tài khoản bị khóa. 

Trong giao diện WHM 🡪 “Account Information” 🡪 “List Suspended Account”. Tại đây sẽ hiển thị danh sách các tai khoản bị khoá (Đình chỉ hoạt động). 

7- Xem các tài khoản vượt quá hạn mức cho phép. 

Để xem các tài khoản vượt quá hạn mức cho phép ta vào “Account Information” 🡪 “Show Accounts Over Quota”. Chúng ta cũng có thể thay đổi giá trị hạn ngạch cũng trong mục này. 

8- Xem băng thông sử dụng. 

Hiển thị tình trạng sử dụng băng thông của các tài khoản ta có thể vào “Account 

Information” 🡪 “View bandwidth Usage” 

9- Tạo mới/xóa một tài khoản cPanel. 

Để tạo mới một tài khoản cPanel ta làm như sau: 

Vào WHM ta chọn “Account Functions” 🡪 “Creat a New Account”.  

Trong “Domain information” ta cấu hình: 

  • Domain: Địa chỉ tên miền của bạn. 
  • Username: Tài khoản dùng để đăng nhập vào hệ thống Cpanel, thông thường khi chúng ta điền tên miền vào thì mặc định khung Username tự điền tài khoản. Chúng ta có thể đổi nếu muốn. 
  • Password: Nhập pass cho tài khoản. 
  • Re-type Password: Nhập lại pass một lần nữa. 
  • Strength: Độ bảo mật của password. 
  • Email: Email của tài khoản tên miền. 

“Package”: Cho phép chỉ định một gói package vào một tài khoản mới. 

Một gói package xác định các giới hạn của tài khoản. Ví dụ, nó quyết định bao nhiêu không gian đĩa tài khoản mới sẽ được phép sử dụng hoặc bao nhiêu tên miền con có thể được tạo ra…. Các gói package này có thể được tạo ra tùy vào mục đích thương mại của các nhà cung cấp dịch vụ. Ta có thể chọn các tuỳ chọn sau: 

  • Choose a Package: Lựa chọn các gói package. 
  • Select Options Manually: Cho phép tùy chọn 1 cách thủ công. 
  • Save manual settings as a Package: Lưu lại các thông tin thiết lập bằng tay. 
  • Package Name: Tên của các package. 
  • Feature List: Danh sách các tính năng. 

“Settings”: Cho phép thiết lập cài đặt về Chủ đề mặc định của Cpanel cũng như miền địa phương ( Local). 

“Reseller Seting”: Chúng ta bỏ qua mục này. 

“DNS Settings” cho ta các tuỳ chọn sau: 

  • Enable DKIM on this account: Bật chức năng DKIM vào tài khoản. DKIM (DomainKeys Identified Mail) là một chữ ký điện tử được đưa vào tiêu đề đầy đủ của email của bạn để xác định nguồn gốc của nơi mà thông điệp được gửi đi. 
  • Enable SPF on this account:  SPF – mở rộng hỗ trợ cho giao thức gởi mail (SMTP). SPF cho phép nhận dạng , chứng thực và loại bỏ những nội dung mail từ địa chỉ mail giả mạo (spam). 
  • Use the nameservers specified at the Domain’s Refistrar ( ignore locally specified nameservers): Sử dụng nameserver được đăng ký tại nơi mua domain. 
  • Overwrite any existing DNS zones for the account:  Ghi đè lên bất kỳ vùng DNS hiện tại cho tài khoản. 

“Mail Routing Settings”: Các thiết lập này cho phép bạn chỉ định cách thư được chuyển cho tài khoản mới. Bạn có thể chọn một trong các cài đặt sau : 

  • Automatically Detect Configuration: Tự động thiết lập cấu hình hoạt động. 
  • Local Mail Exchanger: Cấu hình mail nội bộ, Chấp nhận mail local cho các tên miền mới. 
  • Backup Mai Exchanger: Cấu hình máy chủ là thành mail dự phòng cho tên miền này. 
  • Remote Mail Exchanger: Với tính năng này thì không được chấp nhận bởi mail locall. Ví du: Khách hàng chỉ  hosting web tại một công ty này nhưng lại sử dụng dịch vụ mail server thuộc công ty khác thì ta chọn tuỳ chọn này.  

10- Tạo mới/xóa một tài khoản Reseller. 

Về cơ bản thì tạo một tài khoản reseller cũng tương tự như tạo một tài khoản Cpanel. Tuy nhiên chúng ta cần kích hoạt tính năng Reseller lên bằng cách check vào tuỳ chọn “Make the account a reseller”. Check vào tuỳ chọn “Make the account own itself” để cho phép tài khoản reseller có thể tự do chỉnh sửa tài khoản do chính mình tạo ra. 

11- Tạo mới/xóa một Package. 

Thêm mới một package (1 gói mới). Gõ tên muốn tạo một package vào “Package Name”. “Resource”: Nơi giới hạn các thiết lập như sau: 

  • Disk Quota (MB): Giới hạn dung lượng đĩa. 
  • Monthly Bandwidth (MB): Giới hạn băng thông hàng tháng. 
  • Max Email Account: Giới hạn số tài khoản Email. 
  • Max FTP Account: Giới hạn số tài khoản FTP. 
  • Max Email List: Giới hạn số lượng mail. Tính năng này đơn giản hoá việc gửi mail hàng loạt , cho phép bạn gõ một địa chỉ duy nhất để gửi thư đến nhiều địa chỉ email. 
  • Max database: Giới hạn số lượng cơ sở dữ liệu. 
  • Max Sub Domains: Giới hạn số lượng tên domain con. 
  • Max Parked Domains: Giới hạn số lượng tên miền trỏ hướng – Parked domains là chức năng cho phép sử dụng thêm một hay nhiều domain chính của site. Lấy ví dụ bạn có hosting với domain chính là yourdomain.com và bạn park domain yourdomain.vn thì cả hai domain yourdomain.com và yourdomain.vn sẽ cùng chạy chung một site. Khi truy cập vào một trong hai domain trên thì đều sẽ chỉ hiển thị lên một site duy nhất. 
  • Max Addon Domains: Giới hạn số lượng tên miền được thêm mới vào. 
  • Maximum hourly Email by Domain Relayed: Giới hạn số lượng mail được gởi đi trong vòng 1 giờ, tránh tình trạng spam mail, gây ảnh hưởng đến hiệu năng. 
  • Maximum percentage of failed or deferred messages a domain may send per hour: Tỷ lệ phần trăm tối đa các tin nhắn trì hoãn hoặc bị lỗi sẽ bị đánh rớt.  Có nghĩa là khi các tin nhắn gởi bị lỗi hoặc bị trì hoãn thì tất cả tin nhắn đó sẽ được cho vào hàng chờ, khi chúng ta gởi hết mail thì sẽ bắt đầu 

gởi lại các mail đó, nếu số lượng tính bằng phần trăm của các mail đòi gởi lại lớn hơn số phần trăm chúng ta thiết lập vào thì chúng sẽ bị đánh rớt. 

“Settings”: Thiết lập các tính năng:  

  • Dedicated IP: Tính năng này cho phép gán 1 địa chỉ IP riêng biệt khi add 1 gói package vào một tài khoản. 
  • Shell Access: Cho phép người dùng truy cập vào máy chủ thông qua một giao diện dòng lệnh. 
  • Frontpage Extensions: Cho phép người dùng cài đặt phần mở rộng FrontPage vào tài khoản mới. 
  • CGI Access: Cho phép các tài khoản mới để thực hiện kịch bản CGI. 
  • Digest Authentication at account creation: Bạn muốn sử dụng Digest Authentication mà không cần SSL. Chức năng này cho phép Digest hỗ trợ xác thực cho Web Disk khi truy cập tương thích với hệ điều hành Windown Vista, Windown 7 và Windown 8. 
  • Feature List: Tính năng này cho phép chọn danh sách các tính năng mà bạn có thể gán cho các tài khoản. 
  • Locale: Cho phép chọn một vùng địa phương.  

Để xoá một package ta làm như sau: 

Trong giao diện WHM ta chọn “Packages” 🡪 “Delete a Package”. Nhấp chọn vào Package muốn xoá và bấm vào Delete. Các bước làm như vậy sẽ xoá hoàn toàn gói package ra khỏi hệ thống. 

12- Bắt buộc tài khoản thay đổi mật khẩu. 

Để bắt buộc người dùng thay đổi mật khẩu của mình khi vào Cpanel chúng ta vào WHM 🡪 “Account Functions” 🡪 “Force Password Change” 🡪 Chọn tài khoản cần bắt buộc thay đổi mật khẩu và bấm Submit để hoàn tất quá trình. 

13- Giới hạn băng thông sử dụng cho từng tài khoản. 

Việc giới hạn băng thông của một tài khoản ta làm như sau: 

Trong WHM ta chọn “Account Functions” 🡪 “Litmit Bandwidth Usage”. Ở đây chúng ta tiến hành chọn Account để giới hạn băng thông. Chọn Limit để tiến hành điều chỉnh giới hạn số lượng MB băng thông. Nhấn Change để thao tác có hiệu lực.  

14- Thay đổi mật khẩu một tài khoản. 

Để thay đổi mật khẩu của một tài khoản Cpanel cũng như một tài khản thuộc tài khoản đại lý thì chúng ta làm vào giao diện WHM 🡪 “Account Functions” 🡪” Password Modification”. Chọn tài khoản mà bạn muốn thay đổi password, trong khung “Password Entry” chúng ta tiến hành thay đổi password trong 2 ô “Password” và “ Password (again). 

Trong quá trình hoạt động thì có thể chúng ta tạo ra các cơ sở dữ liệu với các mật khẩu khác nhau. Chọn “Allow MySQL password change” để cho phép thay đổi mật khẩu tất cả các cơ sở dữ liệu. 

Tính năng “Enable Digest Authentication”: Windows Vista, Windows 7 và Windows 8 yêu cầu hỗ trợ xác thực Digest để được kích hoạt để truy cập Web Desk của bạn nếu như không có xác thực SSL. 

Nhấn Change Password để thiết lập được thực thi. 

15- Thay đổi thông số một tài khoản. 

Việc thay đổi thông số của một tài khoản được thực hiện trong giao diện “WHM” 🡪 “Account Functions” 🡪 “Modify an Account”. Việc chỉ cần làm là chọn tài khoản mà bạn muốn thay đổi thông tin và bấm vào Modify, tiến hành chỉnh sửa tài khoản một vài option sau: 

“Basic Information”, chúng ta có thể chỉnh sửa các thiết lập cơ bản sau: 

  • Primary Domain:  Tên Domain. 
  • Username: Tên tài khoản dùng để đăng nhập. 
  • Account Owner: Tài khoản sở hữu. 
  • Contact Email: Email dùng để liên lạc khi gặp sự số thì WHM sẽ gởi về mail này. 
  • Default Locale:  Miền địa phương mặc định. 
  • cPanel Them: Chủ đề của cPanel. 

“Resource Limits”, cho phép thay đổi các vấn đề liên quan tới package. 

  • Package: Các gói Package cho sự lựa chọn. 
  • Disk Quota (MB): Giới hạn dung lượng đĩa. 
  • Monthly Bandwidth Limit (MB): Giới hạn băng thông hàng tháng. 
  • Email Account: Giới hạn số tài khoản Email. 
  • FTP Account: Giới hạn số tài khoản FTP. 
  • Mailing List: Giới hạn số lượng mail. Tính năng này đơn giản hoá việc gửi mail hàng loạt , cho phép bạn gõ một địa chỉ duy nhất để gửi thư đến nhiều địa chỉ email. 
  • SQL Databases: Giới hạn số lượng cơ sở dữ liệu. 
  • Subdomains: Giới hạn số lượng tên domain con. 
  • Parked Domains: Giới hạn số lượng tên miền trỏ hướng. 
  • Addon Domains: Giới hạn số lượng tên miền được thêm mới vào. 
  • Maximum hourly Email by Domain Relayed: Giới hạn số lượng mail được gởi đi trong vòng 1 giờ, tránh tình trạng spam mail, gây ảnh hưởng đến hiệu năng. 
  • Maximum percentage of failed or deferred messages a domain may send per hour: Tỷ lệ phần trăm tối đa các tin nhắn trì hoãn hoặc bị lỗi sẽ bị đánh rớt.  Có nghĩa là khi các tin nhắn gởi bị lỗi hoặc bị trì hoãn thì tất cả tin nhắn đó sẽ được cho vào hàng chờ, khi chúng ta gởi hết mail thì sẽ bắt đầu gởi lại cái mail đó, nếu số lượng tính bằng phần trăm của các mail đòi gởi lại lớn hơn số phần trăm chúng ta thiết lập vào thì chúng sẽ bị đánh rớt. 

“Privileges” : 

  • Reseller Privileges: Đánh vào dấu check để cho tài khoản này có thể truy cập (trở thành) đặc quyền đại lý bán lẻ. 
  • CGI Privilege: Cho phép các tài khoản có thể phục vụ các tập tin CGI . 
  • Sell Access: Tài khoản truy cập vào máy chủ thông qua SSH . 

“DNS Setting” : 

  • Enable DKIM on this account: Bật chức năng DKIM lên tài khoản. (chữ ký điện tử được đưa vào tiêu đề đầy đủ của email của bạn để xác định nguồn gốc của nơi mà thông điệp được gửi đi). 
  • Enable SPF on this account: Bật chức năng SPF trên tài khoản (cho phép nhận dạng , chứng thực và loại bỏ những nội dung mail từ địa chỉ mail giả mạo (spam)). 

16- Thay đổi thông số nhiều tài khoản. 

Để thay đổi thông số nhiều tài khoản ta vào giao diện WHM 🡪 “Modify/Upgrade Multiple Accounts”. Tại đây chúng ta chọn một hay nhiều tài khoản để thay đổi thông số. Chúng ta chỉ có thể thay đổi thông số như là: thuộc quyền quản lý của tài khoản đại lý nào, chủ đề mặc định, ngày tạo ra tài khoản, miền địa phương cũng như là package được gán cho tài khoản. Nhấn chọn Change để lưu lại những gì đã thay đổi. 

17- Xoá nhiều tài khoản. 

Trong giao diện WHM các bạn vào “Multi Account Functions” 🡪 “Terminate an Account”. Nhấp chọn một hay nhiều tài khoản muốn xoá. Trong “Additional Options” check vào “Kepp DNS Zone” để giữ lại bản ghi DNS của tài khoản đó nếu muốn. Nhấp Terminate để thao tác được thực thi. 

18- Thêm/sửa/xoá/ bản ghi DNS. 

DNS là hệ thống máy chủ được sử dụng để phân giải giữa tên miền và địa chỉ IP, thao tác này có vô cùng có ý nghĩa, nó giúp việc truy cập đến các server được thuận tiện hơn. 

Tính năng này cho phép bạn thiết lập một vùng DNS trên máy chủ của bạn. Bạn nên thận trọng khi thêm một vùng DNS, như không đúng cấu hình dữ liệu DNS thì rất có thể trang web đó bạn sẽ không vào được. 

“Thêm bản ghi DNS”. 

Trong giao diện WHM bạn vào “DNS Functions” 🡪 “Add a DNS Zone”. Tại đây chúng ta sẽ tiến hành khai báo tên domain ứng với địa chỉ IP cần thiết để tiến hành thiết lập bản ghi DNS. 

“Sửa bản ghi DNS”. 

Trong giao diện WHM bạn vào “DNS Functions” 🡪 “Edit DNS Zone”.Tính năng này cho phép bạn chỉnh sửa các tuỳ chọn trong DNS zone. 

  • Trong đó: SOA (Start of Authority) – Chỉ ra rằng server này là nơi tốt nhất để cung cấp dữ liệu và thông tin cho toàn zone. Name server được đánh giá có quyền lực nhất trong zone thông qua SOA record này. 

Giá trị tiếp theo trong tuỳ chọn này là: 

  • Serial number: số này bao gồm năm, tháng, ngày, và thời gian đã được chỉnh sửa cuối cùng. 
  • Refresh: Khoảng thời gian trôi qua trước khi làm mới dữ liệu zone. 
  • Retry: Khoảng thời gian trôi qua trước khi khách hàng thử lại sau khi quá trình làm mới (refresh) thất bại. 
  • Expire: Khoảng thời gian mà sau đó các bản ghi là hết hạn.  
  • TTL (Time To Live), xác định số giây mà DNS server khác và các trình ứng dụng được phép “bắt” các Record này. 

Ngoài ra chúng ta còn có các record cơ bản sau: 

  • NS (Nameserver Record): Record này chỉ ra đâu là nameserver cho toàn zone.  
  • A (Address Record): Là một record (bản ghi) căn bản và quan trọng nhằm ánh xạ, diễn dịch một domain thành địa chỉ IP. 
  • CNAME (CNAME Records):  Đưa tên miền của bạn đến một bí danh. Khi bạn gõ www.sieunhan.tk thì trang web sẽ chuyển bạn đến sieunhan.tk và ngược lại. 
  • MX (Mail Exchangers Record):  Record này xác định mail server cho domain. 

Chúng ta có thêm mục “Email Routing” phía bên dưới.  

Mail Routing Settings: Các thiết lập này cho phép bạn chỉ định cách thư được chuyển cho tài khoản mới . Bạn có thể chọn một trong các cài đặt sau : 

  • Automatically Detect Configuration: Tự động thiết lập cấu hình hoạt động. 
  • Local Mail Exchanger: Cấu hình mail nội bộ, Chấp nhận mail local cho các tên miền mới. 
  • Backup Mai Exchanger: Cấu hình máy chủ là thành mail dự phòng cho tên miền này. 
  • Remote Mail Exchanger: Với tính năng này thì không được chấp nhận bởi mail locall. Ví du: Khách hàng chỉ  hosting web tại một công ty này nhưng lại sử dụng dịch vụ mail server thuộc công ty khác thì ta chọn tuỳ chọn này.  

“Xoá bản ghi DNS” 

Để xoá một bản ghi DNS ta vào “DNS Functions” 🡪 “Delete a DNS Zone”. Nhấp chọn vào một bản ghi DNS cần xoá để xoá. Hãy cẩn thận với tính năng này, khi bạn xoá sẽ không thể phục hồi lại.  

19- Reset DNS. 

Cũng trong giao diện “DNS Functions” 🡪 “Reset a DNS Zone”. Chúng ta có thể chọn 1 trong những DNS Zone để tiến hành “Reset”. 

20- Thống kê email. 

Việc thống kê email được liệt kê trong giao diện WHM 🡪 “Email” 🡪 “View Mail Statistics Summary”.Phần này sẽ cho phép chúng ta xem thống kê Mail một cách tóm tắt, bao gồm các thông số:  Tin nhắn nhận được mỗi giờ, Thời gian dành cho hàng đợi, Danh sách các lỗi khi gởi thư, Top 50 địa chỉ IP bị reject bởi số tin nhắn…. 

21- Thay đổi giao diện cPanel của một tài khoản. 

Việc thay đổi 1 giao diện cPanel của một tài khoản ta làm như sau. Trong giao diện WHM 🡪 “Modify an Account” 🡪 Chọn tài khoản mà bạn muốn thay đổi giao diện cPanel 🡪 Modify.  

Trong phần Basic Information các bạn chú ý đến mục cPanel Them. Cho them từ danh sách sổ xuống, nhấn Save để tiến hành lưu quá trình chọn them. 

Khi bạn nhấn Save thì cửa sổ mới hiện ra như sau: 

Trong này chúng ta có các tuỳ chọn như sau: 

  • Upgrade/downgrade the account to a package that matches the new properties: Nâng cấp/hạ cấp tài khoản để một gói package phù hợp với các thuộc tính mới. 
  • Create a new package with this name: Tạo một package mới sẽ build lại các thông tin hiện thời. 
  • Update package “tên gói package-ở đây là default” whith these new value: Tuỳ chọn này cho phép chúng ta thay đổi them trên tất cả các tài khoản dùng chung một package. 
  • Set this account to have no package: Thiết lập cho tài khoản đó không có gói package nào cả. 
  • Keep this account on package “tên gói package-ở đây là default”: Tính năng này cho phép chúng ta giữ tài khoản với package hiện có, tính năng này thường được sử dụng nhiều vì nó chỉ thay đổi việc tuỳ chỉnh them cho tài khoản mà thôi, không dính dáng tới các việc khác. 

22- Tạo một SSL Certificate. 

Để tạo một SSL Certificate trong giao diện WHM các bạn vào “SSL/TLS” 🡪 “Generate an SSL Certificate and Signing Request”. 

Trong phần Contact Information: Chúng ta có thể điền email mà chúng ta muốn nhận bản sao của chứng chỉ, key và giấy chứng nhận yêu cấu ký kết (Certificate Signing Request – CSR). 

Chọn độ dài của Private Key trong “Private Key Options”. Chúng ta có 3 tuỳ chọn trong trình sổ xuống bao gồm: 1024, 2048 (khuyên dùng), 4096 bits. 

Chúng ta điền tên domain muốn tạo SSL vào trong bảng dưới: 

Bước tiếp theo chúng ta tiến hành điền tên “City”, “State”, “Country”. 

Chúng ta điền tên công ty, phòng công ty. Các ký tự ở đây thường không dấu. Khung thoại Email: Địa chỉ email mà bạn có thể liên lạc để xác minh quyền sở hữu tên miền. 

Tiếp theo chúng ta điền Share Secrets (nếu cần thiết) và nhấp vào “Create” để tạo cho mình một CSR. 

23- Cài đặt SSL Certificate cho từng tài khoản. 

Để cài đặt SSL Certificate cho tài khoản ta làm như sau: 

Trong giao diện WHM 🡪 “SSL/TLS” 🡪 “Install an SSL Certificate on a Domain” các bạn chỉ việc bấm vào “Browse Certificates” và chọn Doman lúc nãy các bạn vừa tạo ở bước trên. Bấm Use Certificate để thực hiện bước tiếp theo. 

Mặc định khi ta chọn bước phía trên thì “Certificate” và “Private Key” sẽ được điện vào sẵn. Chúng ta chỉ cần chỉnh lại IP trong “IP Address” phía trên. 

Nhấp vào Install để tiến hành quá trình cài đặt SSL cho domain. Khi cài xong sẽ hiện ra một bảng thông báo quá trình đã hoàn tất và ta có thể xài SSL. 

LƯU Ý: Tính năng mới của cPanel về việc có thể sử dụng SSL trên 1 địa chỉ Share IP. Mỗi domain có thể xài được SSL trên cùng 1 địa chỉ IP, điều này giúp ích cho chúng ta rất nhiều về tiết kiệm tài nguyên IP đang cạn kiệt cũng như kinh tế cho ngưởi sử dụng. Tuy nhiên để sử dụng tính năng SSL trên thì hệ điều hành phải được hỗ trợ (ở đây là Centos 6.0 trở lên mới có thể xài được). 

24 Quản lý các host đã cài đặt SSL. 

Để quản lý các host đã cài đặt SSL, trong giao diện WHM 🡪 “SSL/TSL” 🡪 “Manage SSL Hosts”. Tại đây sẽ cho phép chúng ta “Disable”, “Enable” để Tắt/Bật chức năng SSL cho domain. 

CÁC THAO TÁC NÂNG CAO TRÊN WHM/CPANEL. 

1 Cấu hình WHM chạy FastCGI. 

EasyApache là một kịch bản mạnh mẽ được sử dụng để cập nhật và cấu hình máy chủ web Apache. Để tiến hành Cấu hình WHM chạy FastCGI ta sẽ vào Tuỳ chọn “Software” sau đó chọn vào EasyApache (Apache Update).  Hoặc bạn cũng có thể Seach “Easy Apache” trong ô tìm kím các tính năng. 

Chúng ta có thể xây dựng các Profile khác nhau dựa vào các Profile có sẵn hoặc tạo mới một Profile.  Để xây dựng một profile có sẵn bạn chỉ cần chọn vào profile phía bên dưới rồi click vào “Build Profile Now” thì EasyApache sẽ thực hiện build cho bạn.  Click vào “Start customizing based on profile” để tiến hành tạo một profile mới. 

Bước đầu tiên chúng ta cấu hình phiên bản Apache. Nhấn Next Step để qua bước tiếp theo. 

Tiến hành việc lựa chọn phiên bản PHP. Bạn có thể chọn hoặc không chọn, nhưng sẽ có các lưu ý sau: 

  • END OF LIFE: Sản phẩm say này sẽ không nhận được các bản vá lỗi bảo mật. 
  • DEPRECATED: Sản phẩm đã lỗi thời, nhưng các bản vá lỗi cho khả năng tương thích, vấn đề về an ninh cũng có thể được cung cấp. Nhấn “Next Step” để tiếp tục. 

Chọn các tuỳ chọn và bấm vào “Exhaustive Options List”. 

Thêm các tuỳ chọn khác như: Mod FCGID (Mod Fast CGI), MPM Prefork ( Mỗi tiến trình xử lý một kết nối), MemCache, Mime Magic,Uniqueld, Bz2, Curl, Curlwrappers, Exif, Expat, GD, Gettex. Mbstring, Mbcrypt, PDO,PDO MySQL, 

Zip, Zib,Tidi, TFF, Pspell, SOAP 

2 Cấu hình WHM update. 

Để cấu hình WHM update chúng ta vào file “/etc/cpupdate.conf” để cấu hình. Khi mở file lên chúng ta có thể thấy 4 tuỳ chọn được sắp xếp theo 4 dòng sẽ được sắp xếp theo bảng sau: 

Cấu hình Mô Tả Giá trị lựa chọn Thiết lập trong  Update Preferences Script 
CPANEL Thiết lập này cho phép ta lựa chọn 1 trong các gói để thực hiện quá trình update edge, current, release, stable Release Tier (không có ) 
RPMUP Thiết lập này xác định tần số cập nhật cho gói được cài đặt trên hệ điều hành. daily, manual, never Operating System Package Updates /scripts/rpm up 
SARULESUThiết lập này xác định tần số cập nhật cho các quy tắc SpamAssassin. daily, manual, never SpamAssassin Rules Updates /scripts/upd ate_sa_rules 
UPDATES Thiết lập này xác định cách thức cập nhật sẽ diễn ra tự động hoặc bằng tay. daily, manual, never Daily Updates /scripts/upc p 

Trong đó các gói cập nhật trong CPANEL được hiển thị chi tiết phía dưới đây: 

  • STABLE: Đã nhận được tiếp xúc công chúng đáng kể, kiểm tra và xác minh. Được đăng ít thường xuyên. 
  • RELEASE: Phiên bản này là tính năng hoàn thành và đã được thử nghiệm. Lắp đặt mới mặc định để phát hành. 
  • CURRENT: Phiên bản đang lưu hành được kiểm tra và xác minh, nhưng có thể không bao gồm tất cả các chức năng đề xuất một bản phát hành (Release). Công bố thường xuyên hơn bản Release. 
  • EDGE: Phiên bản này chỉ có thử nghiệm thô sơ. Các tính năng có thể chỉnh sửa thêm. Phiên bản này thường thiếu tài liệu công khai chính thức. 

Giá trị lựa chọn của các tuỳ chọn cấu hình được mô tả vào bảng dưới đây:  

Giá trị Mô tả 
daily Với giá trị này thì quá trình update sẽ thực hiện mỗi ngày. 
manual Khi bạn sử dụng giá trị này thì bạn chấp nhận thực hiện quá trình Update bằng tay. Khi đó “UPDATES=manual” và nếu như bạn muốn update thì bạn phải thực hiện câu lệnh “/scripts/cpup”. 
never Ngăn chặn quá trình update từ người dùng. 

3 Cấu hình và phân quyền tài khoản reseller. 

Các tài khoản đại lý thường phải chịu sự kiểm soát của nhà cung cấp dịch vụ. Cấu hình các bước phía dưới đây sẽ giúp cho chúng ta quản lý, cũng như phân quyền 1 cách tốt nhất. 

Để cấu hình và phân quyền tài khoản reseller trong giao diện WHM 🡪 “Resellers” 🡪 “Edit Reseller Nameservers and Privileges”. 

Màn hình này cung cấp một số tùy chọn cấu hình cho các tài khoản đại lý của bạn. 

Chúng ta có thể tăng quyền hạn cũng như giảm bớt quyền hạn cho các tài khoản đại lý. 

Trong phần Account Creation Limits, chúng ta có các tùy chọn sau : 

  • Limiting the total number of accounts the reseller can create: Hạn chế số lượng tài khoản mà 1 tài khoản đại lý có thể tạo ra. 
  • Limit accounts that “tài khoản reseller” can create by Resource Usage……: Hạn chế các tài khoản mà tài khoản đại lý có thể tạo ra bằng cách sử dụng tài nguyên. 
  • Specify which packages sieunhan can use for account creation: Xác định các gói (package) mà tài khoản đại lý có thể sử dụng để tạo tài khoản.  
  • Giới hạn số lượng tài khoản mà tài khoản đại lý có thể tạo ra cho mỗi gói (package). Mặc định khi chọn tùy chọn này thì tùy chọn phía bên trên sẽ được check vào. 

Tiếp là “Feature Limits (ACL List)”, các tính năng hạn chế. Thì theo mặc định mỗi tài khoản đại lý sẽ có các quyền hạn (tính năng) sau:  

  • Setup Remote Access Key 
  • List Subdomains 
  • Change WHM Theme 
  • Branding 
  • Access to any installed Plugins 

Ngoài ra bạn cũng có thể thêm các tính năng khác thông qua danh sách ACL List trong trình chọn. Cũng như thêm các tính năng bằng cách check từng tính năng tương ứng : 

  • Standard Privs: Bao gồm các chức năng quản lý các Account,DNS , Cluster như tạo xóa, quản lý thông tin…. 
  • Package Privs: Cho phép tạo mới hoặc thay đổi thông số các gói web hosting thuộc quyền của reseller, như tạo các gói (package) không giới hạn băng thông, không giới hạn đĩa cứng,…. 
  • Global Privs: Cho phép user Reseller xem thông tin của Server, Cho phép chỉnh sửa cũng như tạo mới một local, cũng như có quyền restart các dịch vụ…. 
  • Super Privs: Cho phép reseller có các quyền như Chỉnh sửa Account, Giới hạn băng thông, Chỉnh sửa Quota, biến một tài khoản thành tài khoản demo…. 
  • Root Access: Đây là quyền hạn cao nhất có thể, cho phép Reseller có các quyền như quyền Root. 

Để lưu lại những gì đã cấu hình phía trên chúng ta gõ tên của ACL.  

Ngoài ra ở cuối trang còn có mục “Nameserver” – Ở đây bạn có thể thiết lập mặc định nameserver sử dụng khi đại lý bán lẻ này tạo ra một tài khoản. Chúng ta để mặc định nếu không muốn thay đổi. Nhấn Save All Settings để tiến hành  lưu lại công việc cấu hình. 

4 Gán IP dùng riêng cho một tài khoản. 

Nếu bạn muốn có một IP cho riêng account của bạn trên share server, bạn sẽ cần một dedicate IP (IP dùng riêng). Dedicate IP được tính như một dịch vụ phụ trội cho hosting plan của bạn. Các tài khoản khi gán địa chỉ IP dùng riêng thì mục đích chính là thường được dùng để install SSL, hay mail… 

Việc user muốn có một địa chỉ IP riêng cho domain của mình là một nhu cầu bình thường. Các bước làm sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách gán IP dùng riêng cho một tài khoản. 

Trong giao diện WHM 🡪 “IP Functions” 🡪 “Add a New IP Address”, thực hiện công việc này nhằm mục đích thêm 1 địa chỉ IP chuyên dụng vào danh sách địa chỉ IP chưa sử dụng. 

Cũng trong “IP Functions” các bạn có thể vào “Show IP Address Usage” để xem danh sách các IP đã được sử dụng. 

Việc theo theo là các bạn vào WHM 🡪 “Change Site’s IP Address” 🡪 Chọn tên tài khoản mà bạn muốn gán địa chỉ IP 🡪 “Change”. Lúc này danh sách các địa chỉ IP trên máy chủ sẽ hiện ra và bạn cần chọn địa chỉ IP chuyên dụng là xong. Nhấp “Change” để thay đổi hiệu lực. 

5 Gán IP dùng riêng cho một subdomain. 

Việc gán IP dùng riêng cho một subdomain thực chất trên giao diện WHM/cPanel không thực hiện được. Chúng ta phải SSH tới server để thực hiện. Do các bước làm tương đối là nhiều nên mình sẽ liệt kê các bước ra cho chúng ta dễ hình dung. Trường hơp 1 là tài khoản dùng IP của server và muốn thêm một IP cho subdomain. Trường hợp 2 là tài khoản đó đã có địa chỉ IP riêng và một lần nữa muốn gán thêm 1 IP cho sub domain của mình (Điều này bắt buộc server phải có hơn 2 địa chỉ IP riêng). Dù là trường hợp nào đi chăng nữa thù việc cấu hình cũng sẽ trải qua các bước sau:  

Bước 1: Kiểm tra xem tài khoản đó đang dùng địa chỉ IP. Trong giao diện WHM thì có nhiều cách để xem IP của tài khoản, chúng ta có thể vào WHM 🡪 “Account Information” 🡪 “List Account” 🡪 Tab IP Address, có thể tìm kiếm bằng tên user, tên doman… 

Hay ngoài ra chúng ta có thể vào WHM 🡪 “IP Functions” 🡪 “Show Ip Address Usage”. Tìm kiếm chỉ bằng tên domain. Ctr + F để tiến hành tìm kiếm. 

Bước 2: Tiến hành thêm IP riêng cho user mà chúng ta đang muốn gán IP vào. Đầu tiên là chúng ta phải tạo thư mục mainips nếu như trên server chưa có. mkdir /var/cpanel/mainps 

Tạo file <username>, <username> là tên của user có subdomain muốn gán IP thêm. vi /var/cpanel/mainips/info (info là tên tài khoản) Sau đó chúng ta tiến hành thêm địa chỉ IP riêng vào và save lại. 

Bước 3: Tinh chỉnh IP cho subdomain riêng trong User data. 

Mở file cấu hình. 

vi /var/cpanel/userdata/info/le.hoaivu.info (Trong đó info là tên tài khoản, le.hoaivu.info là subdomain) 

Chúng ta tiến hành thay đổi địa chỉ ip (dòng 6) thành địa chỉ ip riêng. 

Bước 4: Thực hiện quá trình build lại httpd cũng như restart lại apche. 

/usr/local/cpanel/scripts/rebuildhttpdconf 

/usr/local/cpanel/scripts/restartsrv_apach 

Bước 5: Chỉnh Record DNS cho Subdomain về IP riêng. 

Trong giao diện WHM 🡪 “DNS Functions” 🡪 “Edit DNS Zone” 🡪 Chọn domain có subdomain cần gắn IP riêng 🡪 “Edit” 🡪 Thay đổi địa chỉ IP của Subdomain trong khung liệt kê danh sách các Record. 

Bước 6: Kiểm tra file httpd.conf, truy cập web để kiểm tra. 

Tiến hành mở file. 

vi /etc/httpd/conf/httpd.conf  

Khi kiểm tra các bạn nhớ chú ý về tên của doamin chính – chỉnh sửa về IP của server. 

Còn Sub domain thì chỉnh về IP riêng, chúng ta có thể xem hình ảnh minh hoạ sau: 

Chúng ta ra trình duyệt để kiểm tra IP của Domain và Subdomain, nếu như ra 2 địa chỉ IP thì coi như chúng ta đã thành công. 

6 Cấu hình Exim gởi mail bằng 1 địa chỉ khác với IP mặc định. 

Chúng ta cứ nghĩ rằng 1 server có hàng trăm user, và một khi hàng trăm user này sử dụng mail server thì 1 địa chỉ IP sẽ được dùng chung. Việc gởi mail từ đây sẽ sinh ra nhiều vấn đề khác, 1 user gởi mail cho 1 khách hàng, nhiều user gởi mail tới khách hàng và khi con số user lên tới hàng trăm, hàng nghìn thì nguy cơ cho vào Black list của IP đó rất cao ( IP Spam), Việc thiết lập cấu hình Exim gởi mail bằng 1 địa chỉ IP chuyên dụng khác với IP mặc định sẽ giúp bạn giải quyết được tình trạng này, và hiệu xuất sẽ cao hơn. 

Thiết lập việc cài đặt cấu hình Exim gởi mail bắng 1 địa chỉ IP khác với IP mặc định ta làm các bước như sau: 

  • Trong giao diện WHM 🡪 “Server Configuration” 🡪 “Exim Configuration Manager” 🡪 Tab Basic Editor 🡪 Mục Domains and Ips 🡪 Tuỳ chọn “Sent mail from account’s dedicated IP address” 🡪 Off. Tính năng này phải tắt thì ta mới cấu hình được. 
  • Cũng như đường dẫn trên tuỳ chọn với  “Reference /etc/mailhelo for outgoing SMTP HELO” chúng ta chọn On. Enable tính năng này lên để đảm bảo Exim phù hợp với HELO thích hợp cho từng địa chỉ IP. 
  • Kế tiếp là tính năng “Reference /etc/mailips for outgoing SMTP connections” phải được Enable. Tính năng này cho phép gửi thư gửi đi từ địa chỉ IP tương ứng với tên miền trong /etc/mailips”. Sau khi cấu hình các bạn nhớ chọn “Save” để lưu lại cấu hình. 
  • Bước tiếp theo chúng ta phải xác định địa chỉ IP bằng cách tạo và chính sửa 2 file sau:  
  • /ect/mailhelo : tập tin cấu hình lệnh HELO của Exim. 
  • /etc/mailips : nơi chứa danh sách IP mà mail có thể được gởi đi thông qua các địa chỉ này. 
  • Tiến hành chỉnh sửa file “/ect/mailhelo” như cú pháp sau: 

example.com: example.com sub.example.com: example.com example.net: example.net addon.example.net: example.net 

*: hostname.example.com 

Trong đó example.com: là tên domain chính thức. 

sub.example.com: là tên miền phụ (subdomain). example.net: cũng là một domain chính thức.  addom.example.net: tên miền addon của example.net 

*: dòng này chúng ta sẽ điền tên của server.  

Chúng ta có thể viết tên domain chính và subdomain của domain chính, addon domain có thể có hoặc không, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng như sau: 

hoaivu.info: hoaivu.info le.hoaivu.info: hoaivu.info 

*: vps.210.211.108.144 

 Tiến hành chỉnh sửa file “/etc/mailips” theo cú pháp sau: 

Đây là file cấu hình liệt kê các danh sách IP mà mail có thể được gởi đi thông qua danh sách này. 

example.com: 192.168.0.2 sub.example.com: 192.168.0.2 example.net: 192.168.0.3 addon.example.net: 192.168.0.3 

*: 192.168.0.1 

Ví dụ minh hoạ như sau: 

hoaivu.info: 210.211.108.144 le.hoaivu.info: 210.211.108.140 *: 210.211.108.144 

Bây giờ chúng ta chỉ việc gởi thư từ email của subdomain thì nó sẽ nhận IP dành riêng cho nó. 

7 Bật chức năng FTP Passive Mode. 

Trước khi bước vào các bước cấu hình thì chúng ta nói sơ về cơ chế Active và Passive mode trong FTP. Trong quá trình hoạt động của mình thì FTP yêu cầu rất nhiều port để làm việc. Khi 1 ứng dụng FTP client khởi tạo 1 kết nối đến 1 FTP Server, nó sẽ mở port 21 trên server gọi là “command port”. Port này đc dùng để đưa ra các câu lệnh đến server. 

Bất kỳ dữ liệu nào được yêu cầu từ server sẽ đc đưa trở lại client thông qua “data port”. Port number cho kết nối và cách mà việc kết nối dữ liệu đc khởi tạo phụ thuộc vào cách mà client gửi yêu cầu đến theo dạng active hay passive. 

Nếu chúng ta để chế độ Acctive thì client chỉ bắt đầu 1 phiên giao dịch, qua đó client sẽ là kẻ đưa ra yêu cầu phiên kết nối từ port cao (>1024) đến port 21 của server. Khi đó server sẽ đáp trả lại 1 ACK đến Client. Đồng thời, Client cũng sẽ lắng nghe trên 1 port cao nào đó, chờ đợi tín hiệu đến từ server. Sau khi đã thiết lập được kết nối, server sẽ dùng port 20 của nó để truyền dữ liệu đến 1 port cao khác đang lắng nghe trên client. Thực chất, client ko phải là kẻ bắt đầu phiên truyền dữ liệu mà chính xác là nó sẽ lắng nghe trên 1 port nào đó đã đc server biết trước để server connect tới.Với firewall, việc một tín hiệu từ bên ngoài cố gắng kết nối vào bên trong sẽ bị deny. 

Còn với chế độ  Passive mode thì client bắt đầu cả 2 phiên giao dịch. Ở chế độ này thì client là người ra lệnh, trong cả 2 lần thì client đều là người đưa ra kết nối. Khi khởi tạo kết nối. Client sẽ là người tạo ra 2 port cao. Port đầu tiên dùng để kết nối đến port 21 của server, đồng thời port cao thứ 2 sẽ dủng để vận chuyển dữ liệu. Qua đó, port thứ nhất sẽ liện lạc với server thông qua port 21 và nói cho server biết đầy là passive mode. Khi biết được thì server sẽ lắng nghe trên 1 port cao, không phải port 20 và sẻ trả lại thông tin cho client biết rằng đang lắng nghe ở port nào. Sau khi đã biết port lắng nghe tại server thì user sẽ dùng port cao thứ 2 của mình để kết nối đến port cao mới được tạo tại server, và khi đó server sẽ đáp trả lại bằng 1 ACK để chấp nhận. 

Chúng ta có thể dễ dàng hình dung 2 cơ chế qua bảng tóm tắt sau: 

Chế độ Command Data 
Active Client (port > 1024) 🡪 Server (port 21) Client (port > 1024) 🡨 Server (port 20) 
Passive Client (port > 1023) 🡪 Server (port 21) Client (port > 1024) 🡪 Server (port>1024) 

Để bật chức năng FTP Passive Mode trên Cpanel ta làm như sau: 

  • Xác định FTP Server mà chúng ta đang sử dụng bằng cách vào WHM 🡪 “FTP Server Selection” 🡪 Nhìn xem trong cột FTP Server ta dùng loại nào.  Theo mặc định thì là Pure-FTPD. 
  • Bước tiếp theo chúng ta mở trình soạn thảo file “/etc/pure-ftpd.conf”. Ở dòng 180 các bạn bỏ dấu # đồng thời sửa lại giá trị thành: “49152 65534”. 
  • Lưu lại file cấu hình và dùng script 

“/usr/local/cpanel/scripts/restartsrv_ftpserver”  để khởi động lại server FTP. 

  • Ngoài ra chúng ta cần phải mở port với chế độ passive FTP thông qua 

IPTable: “iptables -I INPUT -p tcp –dport 49152:65534 -j ACCEPT”  Sau đó chúng ta lưu lại bằng câu lệnh “service iptables save” rồi 

service iptables restart” để khởi động lại dịch vụ.   

8 Cấu hình không cho phép người dùng tạo một domain xác định trước. 

Không cho phép người dùng tạo một domain xác định trước ta làm các bước như sau: 

  • Chúng ta tiến hành vi file commondomains trong 

“/usr/local/cpanel/etc/commondomains”. Trong file này sẽ liệt kê các danh sách cái domain mà chúng ta cần thêm vào để cho người dùng không được xác định trước, áp dụng cho danh sách các đại lý. 

  • Hãy chắn chắc rằng tính năng Prevent cPanel users from creating specific domains” luôn được On trong WHM 🡪 “Tweak Settings” 🡪 “Tab Domain”.  

9 Cấu hình giới hạn gởi mail. 

Để cấu hình việc giới hạn gởi mail trong WHM 🡪 “Tweak Settings” 🡪 “Tab 

Mail”.  

Ơ đây có rất nhiều tuỳ chọn nhưng chúng ta nên chú ý vào 4 tuỳ chọn sau đây: 

Tuỳ chọn Chức năng 
Max hourly emails per domain Số lượng tối đa của các email mỗi miền có thể gửi ra cho mỗi giờ .  
Count mailman deliveries towards a Tùy chọn này cho phép bạn tính thư được gửi tới danh sách gửi thư Mailman chống lại email theo giờ 
domain’s Max hourly emails. tối đa của một tài khoản cho mỗi giới hạn miền, thiết lập ở trên. Mặc định là Off.  
The percentage of email messages (above the account’s hourly maximum) to queue and retry for delivery Thiết lập này cho phép bạn giới hạn số tin nhắn sẽ được xếp hàng đợi của hệ thống theo phần trăm.  
Maximum percentage of failed or deferred messages a domain may send per hour Tỷ lệ phần trăm tối đa các tin nhắn trì hoãn hoặc bị lỗi sẽ bị đánh rớt. Có nghĩa là khi các tin nhắn gởi bị lỗi hoặc bị trì hoãn thì tất cả tin nhắn đó sẽ được cho vào hàng chờ, khi chúng ta gởi hết mail thì sẽ bắt đầu gởi lại cái mail đó, nếu số lượng tính bằng phần trăm của các mail đòi gởi lại lớn hơn số phần trăm chúng ta thiết lập vào thì chúng sẽ bị đánh rớt.  

10. Chuyển WHM/cPanel sang server mới. 

Để di chuyển tất cả các tài khoản, các chứng chỉ SSL cũng như tất cả các thứ liên quan từ server này sang một server hoàn toàn mới thì các bạn làm như sau: 

Bước 1: Cài đặt cPanle & WHM trên máy chủ của bạn. Tất nhiên bạn cần phải liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để được lấy một giấy phép tạm thời, với những server chưa cài đặt và sử dụng cPanel & WHM thì thường chúng ta sẽ có giấy phép miễn phí trong thời hạn 15 ngày. Tuy nhiên với những server đã cài đặt thì chúng ta sẽ không có giấy phép, các bạn sẽ cần phải mua giấy phép từ các nhà cung cấp dịch vụ. 

Trong quá trình cài đặt, bạn sẽ chọn một địa chỉ IP và tên máy chính được chia sẻ cho các máy chủ mới. Địa chỉ IP phải khác nhau từ máy chủ cũ của bạn. Bạn có thể chọn tên máy chủ mới cùng tên với máy chủ cũ của bạn. 

Bước 2: Sao chép tất cả các tài khoản vào máy chủ mới. Trước khi bạn bắt đầu bước 2, hãy chắc chắn địa chỉ IP chia sẻ của máy chủ mới và máy chủ DNS mới đã được cấu hình. Chúng ta tiến hành “Copy an Account From Another Server” trong WHM 🡪 “Transfers” 🡪 “Copy an Acoount From Another Server With an Account Password”.  

Tuỳ chọn này cho phép chúng ta có thể copy một hoặc nhiều account từ server sang một server mới. Ở “Remote Server Info” ta có: 

  • Remote server Type: Cho phép bạn xác định máy chủ từ xa – nơi mà bạn chứa toàn bộ user cần chuyển qua server mới. 
  • Remote Server Address: Cho phép bạn điền vào địa chỉ IP của server mà bạn muốc lấy account về.  
  • Remote SSH Port: Port SSH, giá trị ở đây thường là port mặc định 22. 
  • Don’t Compress Transfers: Không cho nén về trong qua trình trao đổi dữ liệu. 

Use SSL: Sử dụng tính năng SSL. 

  • Use Incremental Backups speed-up: Sử dụng sao lưu gia tăng tốc độ. 
  • Allow Override: Tuỳ chọn này cho phép bạn sử dụng một kịch bản tuỳ chọn trong quá trình chuyển giao. Các kịch bản tuỳ chọn này  phải nằm trong /var/cpanel/lib/Whostmgr/pkgacct trên máy chủ nơi mà bạn copy các tài khoản.  

Trong “Authentication” chúng ta sẽ tiến hành thiết lập phương thức bảo mật với “Login” là Root, “Authentication Method” là Password và điền pass vào trong ô “Root Password”. Bấm “Fetch Account List” để qua bước tiếp theo. 

Chúng ta sẽ tiến hành chọn một hay nhiều tài khoản trong bảng hiển thị dưới đây: 

  • Chúng ta sẽ linh hoạt trong việc lựa chọn các tài khoản theo ý muốn, các tuỳ chọn được sắp xếp hợp lý khiến cho việc lựa chọn nhanh chóng và chính xác. 

Các tên user bị bôi đỏ có nghĩa là nó đã tồn tại trên server mới, các tên user bị bôi vàng có nghĩa là tên đăng nhập không tồn tại trên server, các tên user bị bôi nâu thì có nghĩa là tài khoản đó đã dành riêng IP trên máy chủ từ xa.  

  • Dedicated IP: Việc copy tài khoản sang server mới, nếu như trên server mới có IP riêng dành cho tài khoản thì chúng ta check vào “Dedicated IP”. 
  • Skip Homedir: Cho phép giữ lại homedir khi copy account từ một server khác. 
  • Skip Reseller Privs: Cho phép chúng ta giữ lại quyền tài khoản đại lý của user. Nếu không check vào đây thì mặc định khi sang tài khoản mới thì sẽ reset thành tài khoản bình thường. 
  • Skip Acct Databases: Giữ lại tài khoản cơ sở dữ liệu. 
  • Skip Bandwidth Data: Giữ lại dữ liệu băng thông bằng cách reset về mức ban đầu.  
  • Express Transfer: Giúp cho việc transfer nhanh hơn cũng như tránh mất dữ liệu. Tuỳ chọn được khuyên dùng. 

Khi tiến hành lựa chọn xong, các bạn chỉ cần nhấp vào nút Copy thì các tài khoản được chọn sẽ được di chuynể sang server mới. 

Bước 3: Tiến hành vô hiệu hoá tất cả các dịch vụ trên server cũ. Trước khi bạn vô hiệu hóa máy chủ của bạn , bạn nên loại bỏ các cụm DNS. 

Bước 4: Thay đổi địa chỉ IP chính của máy chủ mới của địa chỉ IP của máy chủ cũ. Một khi máy chủ cũ của bạn đã được tắt, bạn có thể thay đổi địa chỉ IP chính của máy chủ mới về địa chỉ IP của máy chủ cũ của bạn: 

  • Tiến hành mở file cấu hình “/etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-eth0”. 
  • Chúng ta chỉnh lại IPADDR và GATEWAY về địa chỉ IP của Server cũ. 
  • Mở file “/etc/ips”. 
  • Thêm địa chỉ IP, Netmask, và Gateway của Server cũ vào (Loại bỏ IP chính của máy chủ mới từ tập tin này nếu nó hiện diện). 
  • Tiến hành khởi động lại dịch vụ “service network restart”. 

Chạy lệnh “/scripts/mainipcheck”. Lệnh này có nhiệm vụ thêm địa chỉ IP vào “/var/cpanel/mainip”. 

  • Chạy lệnh “/scripts/fixetchost”. Lệnh này giúp thêm địa chỉ IP và hostname của máy chủ bạn vào “/etc/host”. 

Bước 5: Tiến hành thay đổi địa chỉ IP của tất cả các tài khoản về địa chỉ IP chính xác. Các bạn vào WHM 🡪 “Multi Account Functions” 🡪 “Change Multiple Sites’IP Addresses”, tiến hành chọn tất cả các tài khoản và bấm vào “Change IPs of Selected Accounts” để tiến hành thay đổi hàng hoạt các tài khoản về địa chỉ IP chính xác. 

Bước 6: Tiến hành thêm máy chủ mới cho cụm DNS. Bằng cách làm như sau: 

Trong giao hiện WHM 🡪 “Cluster/Remote Access” 🡪 “Configure Cluster”: 

  • Bật tính năng “Enable DNS Clustering”, nhấp Change để thay đổi hiệu lực. 
  • Xuất hiện cửa sổ mới, ta bấm “Return to Cluster Status” để quay về cửa sổ ban đầu. 
  • Xác định các máy chủ để thêm vào cụm từ “Add a new server to the cluster menu”. 
  • Bấm vào nút “Configure” để tiến hành tinh chỉnh việc cấu hình. 

Bước 7: Bạn có thể thêm một chứng chỉ SSL hiện cho trang web của bạn đến máy chủ mới của bạn . Để tải lên một chứng chỉ SSL hiện có lên máy chủ của bạn , hãy làm theo các bước sau: 

  • Trong giao diện WHM 🡪SSL/TLS”  🡪  “Install an SSL Certificate and Setup the Domain”. 
  • Bạn có thể dán certificate vào hộp văn bản , hoặc tải lên một tập tin *.CRT. 

Click vào Fetch để chuyển sang bước tiếp theo. 

  • Nhấp vào nút Submit để cài đặt chứng chỉ trên máy chủ. 

Bước 8: Xác nhận giấy phép cPanel của bạn là hợp lệ. Một khi bạn đã chuyển tất cả các tài khoản máy chủ mới của bạn , bạn cần phải xác nhận rằng giấy phép cPanel của bạn là hợp lệ. Điều này có nghĩa là bạn phải mua license WHM. 

11 Chuyển một tài khoản cPanel sang 1 server khác. 

Để chuyển một tài khoản cPanel từ server này sang server khác ta làm như sau: 

  • Bước đầu tiên chúng ta cần đóng gói user đó bằng cách bấm lệnh sau: “/usr/ local/cpanel/script/pkgacct [username]”. Mặc định file lưu sẽ được lưu tại 

“/home”. 

Chúng ta chỉ cần copy file backup đó qua server mới và để vào trong thư mục 

“/home”. 

  • Chúng ta vào giao diện WHM 🡪 “Backup”  🡪 “Restore a Full Backup/cpmove File” chọn file cần Restore để điền vào Box “Enter the username for the account you wish to restore:” và check vào “Replace all instances of origin server’s address with new address, including in custom A records (default)” để quá trình Restore được hoàn tất. 

Lưu ý: Việc chúng ta chuyển một tài khoản từ server này sang server khác bằng backup/restore sẽ giữ lại những thuộc tính từ server cũ, như là băng thông đang sử dụng, quyền sở hữu của ai, các gói package đang sử dụng như thế nào, vì thế chúng ta cần thay đổi lại các tuỳ chọn cần thiết để cho việc quản lý dễ dàng hơn. 

12 Chuyển các tài khoản cPanel từ 1 server sang 1 tài khoản reseller. 

Việc chuyển các tài khoản cPanel từ server này sang server khác và thuộc quyền sở hữu của 1 tài khoản reseller thì bắt buộc tất cả các tài khoản (dù là tài khoản bình thường hay là tài khoản đại lý) bên server cần chuyển phải có quyền sở hữu của root. Điều này giúp chúng ta tránh khỏi những rắc rối sau này.  

Bên server cần chuyển tài khoản: 

  • Chuyển quyền sở hữu về root, trong giao diện WHM 🡪 “Account Selection” 🡪 “Modify an Account” 🡪 Chọn tài khoản cần chuyển đổi 🡪 “Modify” 🡪 “Basic Information” 🡪 “Account Owner” 🡪 Chọn Root. 
  • Tiếp theo chúng ta đóng gói user đó bằng cách bấm lệnh sau: “/usr/ local/cpanel/script/pkgacct [username]”. Mặc định file lưu sẽ được lưu tại “/home”. 

Tại server mới: 

  • Chúng ta copy những file backup từ server sang server mới và để vào trong thư mục “/home”. 
  • Chúng ta vào giao diện WHM 🡪 “Backup”  🡪 “Restore a Full Backup/cpmove File” chọn file cần Restore để điền vào Box “Enter the username for the account you wish to restore:” và check vào “Replace all instances of origin server’s address with new address, including in custom A records (default)” để quá trình Restore được hoàn tất. 
  • Quá trình Restore hoàn tất. 

Lúc này công việc chuyển đổi quyền sở hữu cho tài khoản reseller bên server mới được thực hiện: Trong giao diện WHM 🡪 “Account Selection” 🡪 “Modify an Account” 🡪 Chọn tài khoản cần chuyển đổi 🡪 “Modify” 🡪 “Basic Information” 🡪 “Account Owner” 🡪 Chọn tài khoản reseller 🡪 “Modify”. 

13 Truy cập các ứng dụng thứ 3 với WHM/cPanel không bản quyền. 

Khi chúng ta dùng WHM/cPanel phiên bản miễn phí thì thường chỉ được sử dụng trong 15 ngày, qua 15 ngày thì chúng ta không thể vào được giao diện WHM/cPanel. Tuy nhiên với các ứng dụng bên thứ 3 như: phpMyAdmin (Cơ sở dữ liệu), Dịch vụ Mail thì ta có Mail man, horde, roundcube…. Thì chúng ta có thể vào được. Các ứng dụng bên thứ 3 là các ứng dụng không phải do WHM/cPanel tạo ra, WHM/cPanel chỉ tích hợp các ứng dụng đó vào trình điều khiển của mình. 

Trong thời gian sử dụng WHM/cPanel phiên bản miễn phí 15 ngày, bạn làm cho mình được một trang web với database đồ sộ chẳng hạn. vào một ngày đẹp trời bạn không thể đang nhập vào WHM/cPanel vì đã hết hạn dùng thử. Lúc này bạn chưa sao lưu cơ sở dữ liệu nói trên. Bạn đừng lo lắng vì phpmyadmin là ứng dụng bên thứ 3 nên chúng ta có thể vào được trang quản trị của phpmyadmin. Công việc của bạn là phải nhớ đường dẫn để vào được trang phpmyadmin của mình. Thông thường địa chỉ của phpmyadmin là: https://[IP]:2087/cpsess2665589813/3rdparty/phpMyAdmin/index.php Bạn chỉ cần thay thế địa chỉ IP của mình vào gõ username và password là có thể vào được trang quản trị phpmyadmin của mình để backup dữ liệu. 

Với các dịch vụ về mail như: Horde, Roundcube, SquirrelMail thì chúng ta chỉ cần thay đổi địa chỉ IP và điền tên usermail và password để đăng nhập vào dịch vụ mail. 

Horde: https://[IP]:2096/cpsess5070046497/horde/index.php 

Roundcube: https://[IP]:2096/cpsess5070046497/3rdparty/roundcube/?_task=mail 

SquirrelMail: https://[IP]:2096/cpsess5070046497/3rdparty/squirrelmail/src/webmail.php 

Với dịch vụ Mailman chúng ta sẽ làm như sau: 

  • Login vào cpanel bằng tên của tài khoản và password. 
  • Vào trình duyệt gõ : http://[têndomain]/mailman/admin 

MDIGI Gợi ý bạn Series 30 bài hướng dẫn về WHM cùng một số bài liên quan:

1. Tổng quan về WHM [Phần 1]: Cấu hình Máy chủ

2. Tổng quan về WHM [Phần 2]: Cài đặt phần Hỗ trợ

3. Tổng quan về WHM [Phần 3]: Cài đặt mạng

4. Tổng quan về WHM [Phần 4]: Cài đặt Bảo mật

5. Tổng quan về WHM [Phần 5]: Cài đặt Server Contact

6. Tổng quan về WHM [Phần 6]: Cài đặt Resellers

7. Tổng quan về WHM [Phần 7]: Cấu hình Dịch vụ

8. Tổng quan về WHM [Phần 8]: Cài đặt Vị trí, địa phương, ngôn ngữ

9. Tổng quan về WHM [Phần 9]: Backup

10. Tổng quan về WHM [Phần 10]: Cluster/ Remote Access

11. Tổng quan về WHM [Phần 11]: System Reboot

12. Tổng quan về WHM [Phần 12]: Server Status

13. Tổng quan về WHM [Phần 13]: Thông tin tài khoản

14. Tổng quan về WHM [Phần 14]: Quản lý tài khoản

15. Tổng quan về WHM [Phần 15]: Quản lý nhiều tài khoản

16. Tổng quan về WHM [Phần 16]: FrontPage

17. Tổng quan về WHM [Phần 17]: Transfer

18.Tổng quan về WHM [Phần 18]: Themes

19. Tổng quan về WHM [Phần 19]: Pakages

20. Tổng quan về WHM [Phần 20]: Quản trị DNS

21. Tổng quan về WHM [Phần 21]: Quản trị Cơ sở dữ liệu

22. Tổng quan về WHM [Phần 22]: Quản lý IP

23. Tổng quan về WHM [Phần 23]: Cài đặt phần mềm

24. Tổng quan về WHM [Phần 24]: Email

25. Tổng quan về WHM [Phần 25]: Theo dõi tình trạng hệ thống

26. Tổng quan về WHM [Phần 26]: CPanel

27. Tổng quan về WHM [Phần 27]: SSL/TSL

28. Tổng quan về WHM [Phần 28]: Restart Services

29. Tổng quan về WHM [Phần 29]: Dành cho nhà phát triển

30. Tổng quan về WHM [Phần 30]: Các Plugin cài vào WHM

31. Hướng dẫn sử dụng cPanel chi tiết từ A đến Z

32. Hướng dẫn cài đặt WHM chi tiết nhất


Đánh giá: 

(0 lượt)
Lưu ý:

*Thông tin trong bài viết đều là những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ sáng tạo tại MDIGI . Mọi hành vi sao chép vui lòng ghi trích dẫn nguồn MDIGI.vn! Xem Điều khoản & điều kiện của Chúng tôi.

*Cập nhật mới nhất ngày: 22/02/2023

Đôi nét về tác giả Mạnh Đức

Mạnh Đức

Tốt nghiệp Đại học kỹ thuật Lê Quý Đôn năm 2018 nhưng đã bắt đầu với Digital Marketing từ những năm 2015. Với kinh nghiệm thực chiến từ hàng trăm dự án, Mạnh Đức muốn mang những gì tốt nhất cho khách hàng của MDIGI.

31 bài viết cùng chủ đề Host - Server

Tổng quan về WHM [Phần 30]: Plugins trên WHM
Tổng quan về WHM [Phần 29]: Development trên WHM
Tổng quan về WHM [Phần 27]: SSL/TSL trên WHM
Tổng quan về WHM [Phần 26]: CPanel trên WHM
Tổng quan về WHM [Phần 25]: System Health trên WHM
Tổng quan về WHM [Phần 22]: IP Functions trên WHM
Tổng quan về WHM [Phần 21]: SQL Services trên WHM
Tổng quan về WHM [Phần 20]: DNS Functions trên WHM
Tổng quan về WHM [Phần 19]: Packages cho WHM
Tổng quan về WHM [Phần 18]: Themes cho WHM
Tổng quan về WHM [Phần 17]: Transfer trên WHM
Tổng quan về WHM [Phần 16]: FrontPage trên WHM
Tổng quan về WHM [Phần 12]: Server Status trên WHM
Tổng quan về WHM [Phần 11]: System Reboot trên WHM
Tổng quan về WHM [Phần 9]: BACKUP trên WHM
Tổng quan về WHM [Phần 8]: Locates trên WHM
Tổng quan về WHM [Phần 5]: Server Contact trên WHM
Tổng quan về WHM [Phần 1]: Cấu hình Máy chủ
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận