Liên hệ tư vấn

Cpanel là gì? Hướng dẫn sử dụng Cpanel từ a-z


Cpanel được đánh giá là một trong những phần mềm quản trị Hosting tốt nhất trên thế giới hiện nay. Nếu bạn là người mới tiếp xúc với lĩnh vực lưu trữ dữ liệu và mạng máy tính thì nên tiếp xúc với Cpanel trước.

Mạnh Đức MDIGI

1.    Giới thiệu về cPanel.

CPanel là một trong những phần mềm quản trị hosting hiện đại, chuyên nghiệp nhất ngày nay. Ưu điểm lớn nhất của Cpanel chính là ở việc cài đặt, sử dụng và quản lý hầu như khá đơn giản, được tự động hóa nhiều tác vụ. Tại trang quản lý dành cho khách hàng, Cpanel cũng tỏ ra vượt trội so với các phần mềm quản lý hosting khác như DirectAdmin, AAPanel hay VistaPanel.

gioi-thieu-cpanel

2.    Hướng dẫn đăng nhập vào cPanel.

Bước 1: Truy cập Link quản trị hosting được cấp trong tài khoản quản trị hosting. Ví dụ: https://hostingxx.mdigi.vn

dang-nhap-cpanel

Bước 2: Nhập Username, Password => click chọn “Log in”.

3.    Hướng dẫn thay đổi mật khẩu tài khoản cpanel.

Thay đổi mật khẩu rất quan trọng để bảo mật tài khoản cPanel của bạn. Để thay đổi Mật khẩu cPanel của bạn, hãy làm theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel, click vào tên người dùng => chọn “Password & Security”.

doi-mat-khau-cpanel

Bước 2: Nhập mật khẩu cũ và mật khẩu mới của bạn vào các trường dữ liệu.

Old PasswordMật khẩu cũ
New PasswordMật khẩu mới
New Password (Again)Gõ lại mật khẩu mới
Password GeneratorTạo mật khẩu ngẫu nhiên
doi-mat-khau-cpanel-1

Bước 3: Click chọn Change your password now để thay đổi mật khẩu

4. Thay đổi giao diện và ngôn ngữ trên cpanel.

4.1. Thay đổi Ngôn ngữ.

Để thay đổi ngôn ngữ, bạn đăng nhập vào cPanel làm theo các bước sau:

Bước 1: Trong trang chủ cPanel, nhấp vào tên người dùng -> chọn “Change Language”

doi-ngon-ngu-cpanel

Bước 2: Chọn ngôn ngữ mới => Nhấp vào nút thay đổi “Change”. Sau đó trang sẽ được làm mới và hiển thị bằng ngôn ngữ bạn đã chọn.

doi-ngon-ngu-cpanel-1

4.2. Thay đổi kiểu giao diện.

Để thay đổi kiểu giao diện, bạn vui lòng thực hiện như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel của bạn. Nhấp vào Tên người dùng => chọn “Change Style”.

doi-giao-dien-cpanel

Bước 2: Lựa chọn kiểu giao diện cPanel => chọn “Apply”. Khi đó màn hình hiển thị kiểu giao diện bạn đã chọn.

doi-giao-dien-cpanel-1

Ngoài ra, Cpanel còn có 03 kiểu giao diện khác cho bạn lựa chọn, đó là Default, Flat và Sirius.

5. Hướng dẫn quản lý tên miền.

5.1. Hướng dẫn Addon Domain.

Tạo Addon Domain

Addon Domain là các tên miền bổ sung, được thêm mới vào trong tài khoản cPanel. Bạn sử dụng tính năng này nếu bạn muốn chạy một trang web mới hoàn toàn độc lập với các tên miền khác trong gói hosting của bạn.

Để tạo tên miền Addon bạn làm theo các bước sau.

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản cPanel. Trong phần “DOMAINS” chọn “Addon Domain”.

tao-addon-domain-cpanel

Bước 2: Nhập thông tin của tên miền Addon.

New Domain NameNhập tên miền muốn Addon
Document RootThư mục chưa mã nguồn của addon domain

Bước 3: Click chọn Add Domain

tao-addon-domain-cpanel-1

Xóa tên miền Addon.

Để xóa tên miền Addon thêm trước đó, bạn thực hiện như sau:

Click chọn Addon Domain như mục Addon domain. Trong phần “Modify Addon Domain”. Đến tên miền Addon cần xóa => chọn “Remove”.

xoa-alias-domain-cpanel

5.2. Hướng dẫn quản lý Aliases Domain

Tạo Aliases Domain

Tính năng này cho phép bạn trỏ tên miền mới đến tên miền chính trên hosting, để 2 tên miền chạy cùng nội dung của trang web. Để tạo Aliases bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel. Trong phần “DOMAINS” => chọn “Aliases”.

tao-alias-domain

Bước 2: Nhập tên Domain trong ô nhập => Chọn “Add Domain” để thêm Alias.

tao-alias-domain-cpanel-1

Xóa Aliases Domain

Để xóa Aliases Domain thêm trước đó, bạn làm theo các bước sau:

Click chọn Aliases như mục Aliases Domain. Trong phần “Remove Aliases”. Đến tên miền Aliases cần xóa => chọn “Remove”.

xoa-alias-domain-cpanel

5.3. Hướng dẫn quản lý subdomain.

Tạo Subdomains

Để tạo Subdomains bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel. Trong phần “DOMAINS” => chọn “Subdomains”.

tao-sub-domain-cpanel

Bước 2: Nhập tên “Subdomains” và chọn miền chính. cPanel sẽ tự động tạo một thư mục con cho “Subdomain” trong public_html => Chọn “Create” để tạo “Subdomain”.

tao-sub-domain-cpanel-1

Xoá Subdomains

Click chọn Subdomains như mục tạo subdomain. Trong phần “Modify a Subdomain”. Đến tên miền Subdomains cần xóa => chọn “Remove”.

xoa-sub-domain-cpanel

5.4. Hướng dẫn redirect (Chuyển hướng tên miền)

Chuyển hướng cho phép bạn gửi tất cả khách truy cập hoặc lưu lượng truy cập của một tên miền hoặc một trang web cụ thể đến một miền mới.

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel. Trong phần “DOMAINS” => chọn “Redirects”.

redirect-domain-cpanel

Bước 2: Điền các thông tin tên miền cần chuyển hướng.

https?://(www)?Tên miền cần chuyển hướng
Redirect toTên miền chuyển hướng đến

Bước 3: Click chọn Add

add-redirect-cpanel

6. Quản lý File.

6.1. Tạo tài khoản FTP.

FTP Accounts là tính năng cho phép quản lý các Account FTP như Thêm, Sửa, Xóa, Đổi password, Cấp quota, cho từng user.

Tại đây bạn cũng sẽ thấy các Special FTP Account là các Account sẽ được hệ thống tự khởi tạo khi khởi tạo hosting. Bạn không thể thực hiện change password hay sửa, xóa các Special account này.

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel. Trong phần “FILES” => Nhấp chọn “FTP Accounts”.

tao-tai-khoan-ftp-cpanel

Bước 2: Nhập các thông tin của account => Nhấp chọn “Create FTP Account”.

tao-tai-khoan-ftp-cpanel-1
Login:Tên user FTP.
Password:Password cho user FTP.
Directory:Thư mục của user FTP ( user FTP chỉ có thể truy nhập từ thư mục này trở xuống ).
Quota:Dung lượng mà user FTP được phép sử dụng.
Directory:Chỉ đến “Folder” mà user FTP được phép truy cập đến. Nếu để trống mặc định user FTP sẽ được quyền truy cập vào thư mục chính Public_html

6.2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Filezilla

Để truy cập FTP quý khách có thể sử dụng các phần mềm khác nhau. Chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách truy cập FTP thông qua phần mềm FileZilla, đây là phần mềm thông dụng nhất để truy cập FTP.

Bước 1: Tải FileZilla tại địa chỉ: https://filezilla-project.org/download.php?type=client

Bước 2: Nhập thông tin đăng nhập.

Host:Địa chỉ IP server được cấp. Ví dụ : 115.84.177.50
Username:User đăng nhập vào cPanel khi khởi tạo tài khoản hosting hoặc user FTP quý khách tạo ở phần 1.
Password:Mật khẩu đăng nhập vào cPanel hoặc mật khẩu user FTP quý khách tạo ở phần 1.
Port:Nhập 21 hoặc để trống để FileZilla sẽ tự động tìm cổng thích hợp để kết nối.

Bước 3: Nhấp vào “Quickconnect” để kết nối với máy chủ FTP.

huong-dan-su-dung-filezilla

Bước 4: Khi kết nối thành công bạn thực hiện lựa chọn vị trí mã nguồn trên máy tính “Local site”, vị trí thư mục trên hosting “Remote site”. Bạn lựa chọn dữ liệu ở khung màn hình phía dưới => click chuột phải và chọn “Upload” để upload dữ liệu.

huong-dan-su-dung-filezilla-1

6.3. Công cụ File Manager.

cPanel File Manager cung cấp cho bạn các tùy chọn hữu ích để quản lý nhanh các tệp của bạn trong giao diện cPanel. Bạn có thể tạo, tải lên, sửa đổi hoặc xóa tệp trên hosting. Nó cũng cung cấp tính năng di chuyển tệp vào Thùng rác trước khi xóa vĩnh viễn chúng, từ đó bạn có thể khôi phục tệp sau này.

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel. Trong phần “FILES” => Nhấp chọn “File Manager”.

file-manager-cpanel

Trình quản lý tệp sẽ được mở trong tab mới, bạn sẽ thấy Trang tổng quan như sau:

file-manager-cpanel-1

Bước 2: Chọn “public_html” => click “Upload” và chọn file mã nguồn bạn muốn tải lên hosting.

file-manager-cpanel-2

Bạn có thể sử dụng trình quản lý tệp cho các tác vụ sau.

New FileKhởi tạo file mới
New FolderKhởi tạo thư mục mới
CopyCopy file, thư mục được chọn từ thư mục này đến thư mục khác
Move FileChuyển file, thư mục được chọn từ thư mục này đến thư mục khác
UploadTải file lên server
DownloadTải file được chọn về máy tính
DeleteXóa file được chọn
RenameĐổi tên file được chọn
Edit, Code Editor, HTML EditorSửa nổi dung file
Change PermissionPhân quyền cho file hoặc thư mục được chọn
ViewĐọc nội dung file được chọn
ExtractGiải nén file được chọn ( file nén định dạng .zip )
CompressNén file hoặc thư mục được chọn

Xem file “.htaccess”: Trong màn hình cPanel chọn “Setting” => tích chọn “Show Hidden Files” => chọn “Save”.

file-manager-cpanel-3

6.4. Hướng dẫn backup code.

cPanel cung cấp 2 tính năng backup là: Full backup (backup đầy đủ) và Partial Backups (backup từng phần).

Full Backup

Bao gồm tất cả các cơ sở dữ liệu, tài khoản email, danh sách email, tên miền phụ, v.v. Để tải xuống bản sao lưu trang web đầy đủ của bạn, hãy làm theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel. Trong phần “FILES” => Nhấp chọn “Backup”.

backup-cpanel

Bước 2: Hệ thống tự động backup sao lưu dữ liệu của quý khách theo các ngày. Tại ô Select an account backup date to download chọn ngày mà quý khách cần download

backup-cpanel-1

Bước 3: Click chọn Download để tải file backup của hệ thống về máy tính

7. Quản lý Database

7.1. Quản lý database (Tạo database, user database và phân quyền user cho database)

Tạo Database

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel. Trong phần “DATABASES” => Nhấp chọn “MySQL® Databases”.

quan-ly-database-cpanel

Bước 2: Nhập tên Database >> click “Create Database”.

quan-ly-database-cpanel-1

Tạo user

Tại mục “Add New User”, nhập vào: Username và Password => nhấn nút “Creat User”.

huong-dan-tao-user-database-tren-hosting-cpanel

Gán User vào Database

Bước 1. Kéo xuống phía dưới đến mục “Add User To Database”, chọn User và database đã tạo => nhấn nút “Add”

gan-user-vao-database-cpanel

Bước 2: Check chọn “ALL PRIVILEGES” => nhấn nút “Make Changes”

gan-user-vao-database-cpanel-1

Như vậy ta đã thực hiện xong việc khởi tạo Databasegán user cho Database.

7.2. Quản lý database bằng phpmyadmin (Hướng dẫn import và export database)

Một trong những công cụ mạnh mẽ thường được sử dụng để quản lý database là PhpMyAdmin. Với PhpMyAdmin người dùng có thể thực hiện chỉnh sửa các record, tìm kiếm, Export và Import Database.

Export Database

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel. Trong phần “DATABASES” => Nhấp chọn “PhpMyAdmin”.

export-database-cpanel

Bước 2: trong phpMyAdmin => Chọn Database cần export => chọn “Export” => “Quick – display only the minimal option” => chọn “Go”, khi đó file Backup Database sẽ được tải về.

export-database-cpanel-1

Import Database

Bước 1: Trong phpMyAdmin => Chọn Database cần import => chọn “Import” => chọn “Browse” (chọn tới file databse)

import-database-cpanel

Bước 2: chọn “Go”

8. Hướng dẫn khác.

8.1. Thay đổi phiên bản PHP.

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel. Trong phần “SOFWARE” => Nhấp chọn “Select PHP Version”.

thay-doi-phien-ban-PHP-Cpanel

Bước 2: Bấm vào phiên bản PHP hiện tại để lựa chọn phiên bản PHP

thay-doi-phien-ban-PHP-Cpanel-1

Bước 3: Chọn Set as current để lưu lại phiên bản PHP đã chọn

thay-doi-phien-ban-PHP-Cpanel-2

Extension trong phiên bản PHP

Trong “Select PHP Version” => Chọn “Extension” => Chọn hoặc bỏ chọn (để bật hoặc tắt) những tiện ích mở rộng bạn muốn thiết lập cho phiên bản PHP hiện tại.

thay-doi-extensions-php-cpanel

Options trong phiên bản PHP

Bước 1: Trong “Select PHP Version” => Chọn “Options”

Bước 2: Thực hiện thiết lập các tham số max_execution_time, post_max_size,.. các thiết lập sẽ hiệu lực ngay sau đó.

thuoc-tinh-option-php-trong-cpanel

8.2. Hướng dẫn kiểm tra dung lượng hosting bằng Disk Usage.

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel. Trong phần “FILES” => Nhấp chọn “Diskspace Usage”.

kiem-tra-dung-luong-hosting-cpanel

Bước 2: Trong “Disk Space Usage” sẽ có một bảng thông báo tổng quát về dung lượng của từng thư mục và các thư mục con trên hosting.

kiem-tra-dung-luong-hosting-cpanel-1
kiem-tra-dung-luong-hosting-cpanel-2

8.3. Hướng dẫn cài đặt SSL trên hosting.

httpssl-1024x371

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel. Trong trình đơn “SECURITY” bạn nhấp chọn vào mục “SSL/TLS”

cai-dat-ssl-cpanel

Bước 2: Trong giao diện chính “SSL/TLS”, bạn nhấp chọn vào mục Trong giao diện chính SSL/TLS, bạn nhấp chọn vào mục “Manage SSL sites”.

cai-dat-ssl-cpanel-1

Bước 3: Trong giao diện Manage SSL Hosts, chọn tên miền cần cài đặt chứng chỉ SSL

cai-dat-ssl-cpanel-2

Bước 4: Copy và dán chính xác nội dung file CRT, Private Key và CA lần lượt vào 3 ô trống Certificate: (CRT), Private Key (KEY), Certificate Authority Bundle (CABUNDLE) tương ứng. => Nhấp chọn “Install Certificate” để hệ thống khởi động tiến trình cài đặt chứng chỉ SSL.

cai-dat-ssl-cpanel-3

8.4. Hướng dẫn kiểm tra accesslog hosting

cPanel cung cấp cho người dùng các công cụ để kiểm soát toàn bộ các IP truy cập vào website. Nhờ tính năng này, người dùng có thể phát hiện các IP truy cập vào website với mục đích tấn công hoặc các IP xuất phát từ bootnet.

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel. Trong trình đơn “METRICS” bạn nhấp chọn vào mục “Raw Access Logs”.

raw-acceslog-cpanel

Bước 2: Nhấp vào tên miền để tải về file thống kê.

raw-acceslog-cpanel-1

Bước 3: Lưu file log về máy => giải nén file Log.

Bước 4: Sử dụng phần mềm notepad để mở file log, tuy nhiên để xem được dễ dàng nhất nên sử dụng phần mềm Notepad ++. Bạn sẽ thấy IP, URL yêu cầu mà trang web của bạn phải xử lý. Từ đây bạn có thể dự đoán các IP đang tấn công web dựa vào thời gian và lưu lượng truy cập để chặn IP này.

8.5: Hướng dẫn block IP.

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel. Trong trình đơn “SECURITY” bạn nhấp chọn vào mục “IP Blocker”.

huong-dan-block-ip-cpanel

Bước 2: Add IP tấn công vào danh sách block => click chọn “Add”

huong-dan-block-ip-cpanel-1

cPanel cho phép chặn theo từng IP, chuỗi IP hoặc cả một dải IP tùy theo nhu cầu và mục đích của người sử dụng mà có thể chặn theo các phương thức được cung cấp.

8.6: Hướng dẫn cài đặt wordpress.

Để cài đặt WordPress trên CPanel thì bạn phải thực hiện các bước sau:

Upload WordPress lên hosting cPanel

Bước 1: Download mã nguồn WordPress mới nhất tại địa chỉ https://wordpress.org/download/

Bước 2: Đăng nhập vào cPanel. Trong phần “FILES” click chọn “File Manager”.

huong-dan-upload-wordpress-len-hosting-cpanel

Bước 3: Chọn “public_html” => click “Upload” để upload mã nguồn wordpress mà bạn đã download về.

huong-dan-upload-wordpress-len-hosting-cpanel-1

Bước 4: Sau khi upload xong bạn click chuột phải vào file nén và chọn “Extract”

huong-dan-upload-wordpress-len-hosting-cpanel-2

Bước 5: Mở thư mục wordpress vừa giải nén, “Select All” chọn tất cả các file và folder => Click chuột phải chọn “Move”.

huong-dan-upload-wordpress-len-hosting-cpanel-3

Bước 6: Một cửa sổ hiện ra, bạn hãy xóa dòng wordpress và nhấn vào nút “Move Files”.

huong-dan-upload-wordpress-len-hosting-cpanel-4

Bước 7: Bạn quay lại thư mục gốc public_html và xóa đi thư mục wordpress và file mã nguồn .zip đã upload.

Tạo database trên Cpanel

Bước 1: Trên màn hình quản trị cPanel chọn “MySQL® Databases” trong phần “DATABASES”.

huong-dan-tao-database-tren-hosting-cpanel

Bước 2: Nhập tên databse => click “Create Database”

Tạo user

Bước 1: Tại mục “Add New User”, nhập hai thông tin gồm: Username và Password => nhấn nút “Creat User”.

huong-dan-tao-user-database-tren-hosting-cpanel

Gán User vào Database

Bước 1. Kéo xuống phía dưới tại mục “Add User To Database”, chọn User và database vừa tạo nhấn nút “Add”

gan-user-vao-database-cpanel

Bước 2: Check chọn “ALL PRIVILEGES” và nhấn vào nút “Make Changes”

huong-dan-kiem-tra-quyen-cua-user-database-tren-hosting-cpanel

Như vậy ta đã thực hiện xong việc khởi tạo database và map user.

Cài đặt WordPress

Bước 1: Trên trình duyệt nhập tên Domain của bạn => chọn ngôn Ngữ và click chọn “Continue”.

cai-dat-wordpress-tren-hosting-cpanel

Bước 2: Chọn “Let’s go” >> Nhập thông tin Database bạn đã tạo ở các bước trên => Nhấn “Submit”

cai-dat-wordpress-tren-hosting-cpanel-1

Bước 3: click “Run the installation”, nhập thông số cấu hình cho web >> click “Install WordPress” để bắt đầu cài đặt.

cai-dat-wordpress-tren-hosting-cpanel-2

8.7. Hướng dẫn cài đặt Joomla.

Joomla là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (Tếng Anh : Open Source Content Management Systems) . Joomla được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL , cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung lên Internet.

Bước 1: Download bộ mã nguồn mở joomla phiên bản mới nhất tại địa chỉ: https://downloads.joomla.org/

Bước 2: Upload lên hosting.

Để upload lên hosting, quý khách có thể upload trực tiếp trên cPanel hoặc sử dụng phần mềm FileZilla để upload qua FTP. Quý khách tham khảo tại bài viết dưới đây :

6.2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Filezilla hoặc: 6.3. Công cụ File Manager.

Tại bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách upload joomla thông qua tính năng upload file trực tiếp trên cPanel.

– Trong cPanel => Trong phần “FILES” chọn “Files Manager” => chọn “Public_html” => chọn “Upload” chọn file Joomla (.zip) vừa tải về để upload.

cai-dat-zoomla-tren-hosting-cpanel

Click chuột phải vào file mã nguồn vừa tải lên => chọn “Extract”.

cai-dat-zoomla-tren-hosting-cpanel-1

Bước 3: Tạo Database và User Database cho website mới.

Để thực hiện tạo mới Database. Quý khách có thể tham khảo tại bài viết dưới đây: Hướng dẫn quản lý Database

Bước 4: Nhập domain trên trình duyệt và bắt đầu cài đặt Joomla.

Đầu tiên, bạn cần điền tên Joomla site, mô tả, Email, tên đăng nhập và mật khẩu > click chọn “Tiếp theo”.

cai-dat-zoomla-tren-hosting-cpanel-2

Tại mục Cơ sở dữ liệu quý khách nhập các thông tin sau:

Loại cơ sở dữ liệuCó thể chọn MySQL hoặc MySQLi
Tên máy chủlocalhost
Tên đăng nhậpTên User Database đã được tạo tại bước 3
Mật khẩuMật khẩu User Database
Tên cơ sở dữ liệuTên Database đã được tạo tại bước 3
Tiền tố bảngĐể mặc định
cai-dat-zoomla-tren-hosting-cpanel-3

Click chọn “Tiếp theo” => click chọn “Cài đặt” (Bạn có thể tùy chọn tham số nếu cần

). Sau ít phút chương trình cài đặt Joomla thành công => Click chọn “Gỡ bỏ thư mục installation”.

cai-dat-zoomla-tren-hosting-cpanel-4

Chúc bạn thành công!

8.8. Hướng dẫn trỏ file host để test website.

File Host là file mà người dùng có khả năng điều hướng tên miền trỏ về IP bất kỳ. Để kiểm tra hoạt động của website trước khi trỏ tên miền về IP máy chủ hosting. Bạn thực hiện cấu hình trỏ tên miền về IP trên file host theo hướng dẫn sau:

Ứng với các hệ điều hành khách nhau, vị trí file hosts sẽ khác nhau:

– Hệ điều hành Windows: C:\Windows\System32\drivers\etc\hosts.

– Hệ điều hành Mac: /private/etc/hosts.

– Hệ điều hành Linux: /etc/hosts.

Thực hiện mở file hosts lên (sử dụng notepad, notepad++…) thêm dòng theo cấu trúc sau: <địa chỉ IP> <tên miền> Ví dụ: 115.84.177.50 mdigi.vn

=> Lưu lại cấu hình và truy cập tên miền trên trình duyệt để kiểm tra web. Chúc bạn thành công.

9. Một số lỗi thường gặp

9.1. Lỗi “Your IP has changed” khi đăng nhập cPanel.

loi-thuong-gap-khi-su-dung-hosting-cpanel

Nguyên nhân:

– Do tài khoản được đăng nhập trên 2 máy tính với 2 IP khác nhau.

– Do thiết lập mạng văn phòng, sử dụng thiết bị cân bằng tải với nhiều đầu vào là các đường Internet của các nhà cung cấp mạng khác nhau. Do vậy mỗi lần thiết bị thay đổi sử dụng đường truyền Internet khác nhau thì IP đường mạng sẽ bị thay đổi theo.

Để ngăn chặn hack tài khoản cPanel luôn kiểm tra IP hiện tại với IP đang lưu trữ trên cookie của trình duyệt nếu thấy không khớp nhau cPanel sẽ tự động đăng xuất và bạn sẽ thấy thông báo “Your IP has changed. Please login again“.

Khắc phục:

– Trên thiết bị cân bằng tải thiết lập đường truyền Internet ưu tiên.

– Sử dụng một đường mạng khác (ví dụ: 3G) để truy cập cPanel.

Như vậy quý khách đã hoàn tất các hướng dẫn cơ bản về sử dụng hệ thống Hosting cPanel

Mọi yêu cầu hỗ trợ xin liên hệ theo hotline: 0857 857 105 hoặc gửi email tới địa chỉ mdigi.vn@gmail.com

Kết luận

Như vậy, trong bài viết này MDIGI đã giới thiệu đến bạn chi tiết nhất cách sử dụng Cpanel để quản lý Hosting. Chúc các bạn sử dụng Hosting và website thật tốt, mang lại nhiều hiệu quả.

Ghi chú: Trong bài viết chúng tôi có sử dụng một số tài liệu của đồng nghiệp tại Viettel IDC.

Câu hỏi thường gặp:

Có những loại Hosting nào ?

Hosting hiện nay có rất nhiều loại khác nhau phù hợp với từng mục đích, ngôn ngữ lập trình web cũng như phù hợp các yêu cầu khác nhau. Về cơ bản chia làm các loại sau:

  • Cloud Hosting Linux: Là một dạng Hosting Linux trên môi trường Cloud, có nhiều ưu điểm vượt trội về tốc độ, giá thành và độ an toàn dữ liệu hơn so với Hosting Linux thông thường.
  • Hosting Windows: Hosting dành riêng cho hệ điều hành windows
  • Database Hosting: Hosting dành riêng cho việc lưu trữ Database, tăng cường bảo mật dữ liệu trong database, tránh mọi rủi ro về bảo mật, an toàn dữ liệu và chống tấn công.
  • Laravel Hosting: Hosting dành riêng cho Laravel – một frame PHP được tối ưu cho những nhà phát triển website. Laravel đang ngày càng được nhiều người trên thế giới tin tưởng sử dụng.
  • Cloud Hosting Windows: Là một dạng Hosting windows trên môi trường Cloud.
  • Hosting Linux: Là dạng hosting phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Được đa số nhà phát triển website PHP tin dùng.
  • Podcast Hosting: Hosting được tạo ra để dành riêng cho các nhà sáng tạo nội dung Podcast.
  • MongoDB Hosting
  • Nodejs Hosting
  • WordPress Hosting: Tối ưu hóa cho các website WordPress với việc hỗ trợ cài đặt chỉ bằng 1 click, tối ưu hóa về hiệu suất cho các website WordPress.
  • Reseller Hosting: Hosting dành cho các đại lý phân phối Hosting cho người dùng cuối.
  • Shared Hosting: Là gói Hosting mà các khách hàng là người dùng cuối thường sử dụng. Tài khoản quản trị của khách hàng chỉ có quyền trong phạm vi gói Shared Hosting của họ. Giá thành gói này bao giờ cũng rẻ nhất và hiệu suất đủ dùng.

Nên chọn Hosting windows hay Hosting Linux?

Để trả lời câu hỏi này, MDIGI đã có 1 bài viết giới thiệu rất chi tiết. Mời bạn tham khảo thêm: Phân vân giữa Hosting Linux và Hosting Windows? Chọn cái nào?

Có được dùng thử Hosting không?

Có, nhiều đơn vị sẵn sàng cho bạn trải nghiệm dùng thử hosting trước khi mua. Mời bạn theo dõi thêm tại: Hosting dùng thử 07 ngày | Test mát máy – Không mua không sao

Khi mua Hosting cần quan tâm các thông số nào, cách cấu hình ra sao?

Mời bạn xem thêm tại: Web Hosting là gì? Hướng dẫn cấu hình Web Hosting chi tiết

Chi phí thuê Hosting bao nhiêu thì hợp lý?

Tùy từng nhu cầu mà sẽ có những mức chi phí khác nhau. Ví dụ website của bạn nhỏ và ít truy cập thì nên dùng Hosting với cấu hình vừa phải.

Khi lượng truy cập tăng lên thì bạn nên tăng cấu hình lên và đương nhiên chi phí sẽ tăng lên.

Để biết chi tiết về mức chi phí như nào, mời bạn theo dõi bài viết: Bối rối giữa rừng Hosting ? Không biết chi phí Hosting bao nhiêu là hợp lý.

Mua/ thuê Hosting có phức tạp không?

Thực ra việc thuê hosting khá là đơn giản. Cũng giống như khi bạn vào một trang Thương mại điện tử và mua món hàng bình thường. Điểm khác biệt ở đây là khi thuê hosting thì bạn sẽ phải cấu hình một chút.

Xem thêm: Không biết cách Mua Hosting và mua ở đâu? MDIGI giúp bạn

Nên chọn Hosting SSD của nhà cung cấp Hosting nước ngoài hay nhà cung cấp Hosting Việt Nam?

Câu hỏi này khá là khó để trả lời vì chưa thể biết được nhu cầu chính xác của bạn.

Nếu như bạn quan tâm về giá thành và khách hàng của bạn ở nước ngoài thì bạn nên chọn Hosting nước ngoài.

Nếu bạn muốn hỗ trợ kỹ thuật tốt, giá cao hơn một chút (5-10%) và khách hàng của bạn ở Việt Nam thì có lẽ bạn nên chọn Hosting Việt Nam.

Hosting có thể chứa được tối đa bao nhiêu website và Domain?

Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải xem Gói Hosting bạn mua là gói nào và đơn vị bạn thuê Hosting nữa.

Bởi vì: Số lượng website và Domain là do các đơn vị cung cấp Hosting tự quy định. Bạn nên tham khảo nhiều đơn vị để xem các gói phù hợp với mình.

Tham khảo thêm: Hosting có thể chứa được tối đa bao nhiêu website, Domain?


Đánh giá: 

5/5 (2)
Lưu ý:

*Thông tin trong bài viết đều là những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ sáng tạo tại MDIGI . Mọi hành vi sao chép vui lòng ghi trích dẫn nguồn MDIGI.vn! Xem Điều khoản & điều kiện của Chúng tôi.

*Cập nhật mới nhất ngày: 10/05/2023

Đôi nét về tác giả Mạnh Đức

Mạnh Đức

Tốt nghiệp Đại học kỹ thuật Lê Quý Đôn năm 2018 nhưng đã bắt đầu với Digital Marketing từ những năm 2015. Với kinh nghiệm thực chiến từ hàng trăm dự án, Mạnh Đức muốn mang những gì tốt nhất cho khách hàng của MDIGI.

33 bài viết cùng chủ đề Hosting

TOP 8 phần mềm quản lý Hosting tốt nhất 2023
Các Scripts Quan trọng trên WHM/CPanel
Tổng quan về WHM [Phần 6]: Reseller trên WHM
Shared Hosting là gì? Có tốt cho SEO website không?
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận