Liên hệ tư vấn

Các Scripts Quan trọng trên WHM/CPanel


Phần này MDIGI sẽ hướng dẫn bạn một số các lệnh chính để quản lý WHM/Cpanel được chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Tổng quan về WHM – Mạnh Đức MDIGI

CÁC SCRIPTS QUAN TRỌNG CỦA WHM/CPANEL. 

WHM/Cpanel ngoài việc dùng giao diện đồ hoạ để cấu hình thì ngoài ra còn cung cấp cho chúng ta một thư viện scripts tiện ích. Các scripts này có có chức năng tương tự với những tuỳ chọn chức năng của giao diện đồ hoạ. Nếu xét về số lượng script thì chúng ta có gần bằng 600 script thực hiện đầy đủ chức năng. Nhưng ở đây chúng ta sẽ xét tới những script quan trọng nhất cho các thao tác cơ bản nhất nếu như chúng ta không thể kết nối tới giao diện đồ hoạ.  

Tất cả các script này được chứa trong thư mục “/usr/local/cpanel/scripts”. Điều này có nghĩa là bạn chỉ cần vào trong thư mục đó và lôi ra các script cần thiết cho việc thiết lập cấu hình.  

1. Nhóm câu lệnh: Cập nhật dịch vụ. 

Các câu lệnh trong nhóm này có đặc điểm là có từ “up” được đặt cuối trong cac Script như: 

  • bandminup: Cập nhật ứng dụng bandmin (Bandmin là một tập hợp các kịch bản Perl giám sát việc sử dụng băng thông  đăng nhập bằng IP). 
  • cpaddonsup: Cập nhật cpaddon (Addons là những ứng dụng làm việc với cPanel để thực hiện các chức năng hữu ích cho các trang web của người dùng. Ví dụ: các ứng dụng bao gồm các bảng thông báo, nhật ký web (blog), Hội thoại chat. 
  • courierup: Cập nhật Courier mail server. 
  • dovecotup: Cập nhật dovecot cho máy chủ mail. 
  • eximup: Cập nhật exim. 
  • Imapup: IMAP mail server. 
  • ftpup: Cập nhật FTP servers (ProFTP and Pure-FTP). 
  • mysqlup: Cập nhật cơ sở dữ liệu MySQL service. 
  • nsdup: Cập nhật BIND nameserver. 
  • phpup: Cập nhật version của PHP. 

suphpup: Cập nhật handler PHP. 

  • upcp: Chức năng của câu lệnh là tìm kiếm phiên bản cập nhật Cpanel, sau đó tải về  và tự động cài đặt lên server của bạn. Bạn không cần làm bất cứ câu lệnh nào khác nữa.  

2. Nhóm câu lệnh: Khởi động dịch vụ. 

Nhóm câu lệnh này cho phép chúng ta khởi động lại các dịch vụ được cài sẵn trên 

Cpanel WHM. Các câu lệnh trong nhóm này luôn có cú pháp “restartsrv_” trước mỗi script. Bao gồm: 

  • apache: Apache web server. 
  • bind: BIND nameserver software. 
  • chkservd: cPanel’s TailWatch log processing service. Dịch vụ sử lý đăng nhập Cpanel. 
  • clamd: ClamAV anti-virus software. Chương trình bảo vệ hệ thống chống sự xâm nhập của virus. 
  • courier: Courier mail server. 
  • cpdavd: cPanel’s WebDAV server. 
  • cppop: cPanel’s POP server. 
  • dovecot: Dovecot mail server. 
  • entropychat: Entropy chat client. 
  • exim: Exim mail exchanger. 
  • eximstats: Exim mail statistics tracker. 
  • ftpserver: FTP server. 
  • httpd: Apache web server. 
  • imap: IMAP server. 
  • inetd: Super-server daemon for managing Internet services. 
  • interchange: Interchange e-commerce software. 
  • ppaliases: IP aliasing software. 
  • melange: Melange chat client. 

mysql: MySQL database server. 

  • named: BIND nameserver software. 
  • nsd: Open-source NSD nameserver daemon. 
  • postgres: PostgresSQL database service. 
  • postgresql: PostgreSQL database service. 
  • proftpd: ProFTP server daemon. 
  • pureftpd: Pure-FTP server daemon. 
  • rsyslogd: Open-source log forwarder daemon. 
  • sshd: Secure shell daemon. 
  • syslogd — Log forwarder daemon. 
  • tailwatchd — cPanel’s TailWatch log processing service. Dịch vụ sử lý đăng nhập Cpanel. 
  • tomcat — Apache Tomcat service. 
  • xinetd — Open-source super-server daemon.

Xem thêm: Tổng quan về WHM [Phần 15]: Multi Account Functions trên WHM

3. Nhóm câu lệnh: Hệ thống

Các câu lệnh trong nhóm này là tập hợp các scripts liên quan đến việc quản lý hệ thống.  Bao gồm các scripts: 

  • /scripts/adduser: Script này cho phép chúng ta add một user mới vào hệ thống của chúng ta thay cho lệnh “adduser” thường thấy. Cú pháp đầy đủ như sau:/scripts/adduser <username> <homefolder> <password>  ,trong đó:  username: tên user chúng ta muốn khởi tạo. homefolder: tên thư mục home của user. 

password: mật khẩu của user. 

  • /scripts/checkccompiler: Kiểm tra xem C compiler có làm việc trên hệ thống hiện hành hay không, script này sẽ hiển trị ra kết quả. /scripts/checkoldperl: Nếu bạn muốn  kiểm tra  xem phiên bản perl đang sử dụng trong hosting server. Chạy script này lên sẽ cho phép chúng ta biết được tình trạng của perl, có cần nâng cấp hay giữ nguyên hay không. 
  • /scripts/checkrsync: Chạy scrripts này giúp chúng ta xác định xem gói rsync đã được cập nhật hay chưa.  Rsync là một chương trình ứng  dụng  và  giao  thức  mạng  cho  hệ thống  Unix-like,  nó  giúp  ích  trong  việc đồng bộ các file và thư mục từ vị trí này tới một vị trí khác, ngoài ra nó còn là một chương trình chuyền file cho hệ thống Unix.  
  • /scripts/easyapache: Đây là một script quan trọng trong cPanel, đối với script này chúng ta có thể build một profile có sẵn hoặc tự tạo một profile hoàn toàn mới, các vấn đề về phiên bản Apache, PHP cũng như các vấn đề liên quan khác cũng được đề cập trong script này. 
  • /scripts/editquota: Quota là một tính năng không thể không nhắc đến khi tìm hiểu cPanel, quota giúp nhà quản trị phân chia những vùng lưu trữ với dung lượng giới hạn cho từng user, giúp đảm bảo rằng họ không dùng vượt quá lượng tài nguyên trên hệ thống, cú pháp của editquota tương đối đơn giản, nó có dạng như sau:  

/scripts/editquota <username> <memoryM>, trong đó:  username: tên của user mà bạn muốn thiết lập quota. memoryM: dung lượng bộ nhớ muốn cấp phát, đơn vị MB. 

  • /scripts/enablefileprotect: scripts này có chức năng chính là bảo vệ thư mục public_html của user sao cho chỉ có duy nhất Apache và user đó có thể xem được nội dung của nó. Chạy script này sẽ thiết lập File protect cho toàn bộ các user đang có mặt trên server bằng cách set permissions trên thư mục /home và các thư mục của user bên trong tới 0711. 
  • scripts/disablefileprotect: tắt tính năng file protect trên hệ thống nếu như đã enable file protect. 

/scripts/fixcommonproblems: Script này sẽ cố gắng khắc khục những vấn đề trong hệ thống cũng như một sự cố nào đó trong quá trình hoạt động của Cpanel. 

  • /scripts/fixeverything: Script này sẽ chuẩn đoán và cố gắng khắc phục sự cố, có nét tương đồng với script trên. Khuyến nghị nên dùng 2 câu lệnh này trước khi áp dụng những kỹ thuật khác. 
  • /scripts/quicksecure: Với script này chúng ta có thể disable các dịch vụ không cần thiết trong quá trình hoạt động của Cpanel nhằm tránh gây lãng phí tài nguyên bộ nhớ, cụ thể là các quá trình như là portmap, identd, Ipd, apmd, cups, innd, ypbind, nsflock, rpcidmapd. 
  • /scripts/fixquotas: Scripts này sẽ cho phép bạn sửa các lỗi liên quan đến quota. 
  • /scripts/syslog_check: Scripts này cho phép chúng ta biết được trạng thái của quá trình syslog (ghi lại quá trình làm việc của hệ thống cũng như các chương trình con) có được thông qua chưa.  

4. Nhóm câu lệnh: Scripts hosting.

Các câu lệnh trong nhóm này giúp cho chúng ta tiện lợi trong việc quản lý hosting website một cách hiệu quả. Bao gồm các scripts cơ bản sau: 

  • /scripts/phpextensionmgr: Chức năng của script này là quản lý các PHP extensions. PHP extensions là những thành phần được load khi PHP bắt đầu hoạt động bằng cách chỉnh sửa file php.ini của bạn. Cú pháp của script này như sau:  

/scripts/phpextensionmgr <options> <action> <extension>, trong đó:  

options:  

    –help    help message. 

–prefix  installation prefix for PHP. 

actions:  install: Install or update the extension. uninstall: Uninstall the extension. 

status: Display the installation status of the extension . 

list: Show available extensions. 

  • /scripts/wwwacct: Việc  tạo  một  user  cPanel  có  lẽ là vô cùng đơn giản  nếu  chúng  ta  sử dụng  chức năng Create a New Account trong giao diện quản lý WHM. Mục đích của script này là để tạo một user cPanel, cú pháp của nó như sau: 

/scripts/wwwacct <domain> <user> <password> <quota> 

<cpmod[advanced/?]> <ip[y/n]> <cgi[y/n]> <frontpage[y/n]> <maxftp> <maxsql> <maxpop> <maxlst> <maxsub> <bwlimit> <hasshell[y]/[n]> <owner> <plan> <maxpark> <maxaddon> <featurelist> <contactemail> 

<use_registered_nameservers> <language> 

Trong đó ta cần chú ý đến các tuỳ chọn sau: 

<domain>: Tên domain mà bạn muốn tạo. 

<user>: Tên tài khoản mà bạn muốn tạo dựa trên tên domain. 

<password>: Password cần đặt cho tài khoản. 

<quota>: Thiết lập giá trị hạn ngạch ổ đĩa. 

Các giá trị khác bao gồm: thiết lập các giá trị cho subdomain, tài khoản ftp, tên miền mới, tên miền trỏ hướng…. Sẽ được tuỳ chọn tuỳ vào mục đích của người tạo. Nếu không có tuỳ chọn nào khác thì các giá trị đó sẽ để mặc định (∞). 

  • /scripts/whoowns: Script này cho phép chúng ta điều tra xem ai là chủ sở hữu của một domain nào đó có trên server của ta. Với cú pháp sau: 

/scripts/whoowns <domain> 

  • /scripts/suspendacct: Chức năng của scripts này là đình chỉ hoạt động của một tài khoản nhất định với cú pháp: 

/script/suspendacct <username> 

  • /scripts/unsuspendacct: Khi một tài khoản có nhu cầu được mở lại thì việc unsuspend có lẽ sẽ được thực hiện. Thao tác này giúp cho tài khoản có thể hoạt động bình thường trở lại với cú pháp sau: 

/script/unsuspendacct <username> 

  • /scripts/listsubdomains: Thao tác này sẽ liệt kê toàn bộ những subdomain của một user trong hệ thống máy chủ. Nếu user đang được truy vấn không có bất kỳ một subdomain nào thì thông điệp trả về sẽ là tên user đó. Cú pháp script này như sau: 

/scripts/listsubdomains <username> 

  • /scripts/killacct: Nếu như đã có script tạo tài khoản Cpanel thì tất nhiên phải có script xoá tài khoản đó đi. Killacct là câu lệnh đó. Việc xoá tài khoản cpanel sẽ kèm theo là xoá toàn bộ dữ liệu liên quan đến tài khoản đó và không thể khôi phục lại nếu như không backup trước đó. Bạn nên cẩn thận với script này, script này có cú pháp như sau: /scripts/killacct <username> <killdns y/n>, trong đó: username: tên user chúng ta muốn xóa. 

killdns: xoá toàn bộ zone file dính dáng tới tài khoản đó, có 2 lựa chọn là yes (y) hoặc no (n). 

  • /scripts/pkgacct: Việc tranfer user từ server này sang server khác được thực hiện bởi câu lệnh sau. Với scripts có thể được dùng để tạo ta một file nén cpmove cho một tài khoản cụ thể nào đó (cpmove được sử dụng để lưu trữ thông tin website liên quan đến một user nào đó trên hệ thống, chức năng chủ yếu của cpmove là dùng để backup website của một user). Khi cpmove đã được tạo ra thì việc di chuyển  file này từ server này sang server khác sẽ dễ dàng hơn. Cú pháp script này như sau: 

/scripts/pkgacct <username>  

Sau khi thực hiện câu lệnh thì mặc định sẽ tạo ra file cpmove với tên như sau: “cpmove-<ten cua user da thuc hien lenh>.tag.gz” 

  • /scripts/restorepkg: Nếu như câu lệnh phía trên cho phép chúng ta tạo ra một file nén cpmove thì với script này sẽ cho phép chúng ta restore user thông qua việc giải nén file cpmove. Với cú pháp như sau:  

/scripts/restorepkg <username>

5. Nhóm câu lệnh: Scripts Mail. 

  • /scripts/addpop: Script này cho phép tạo tài khoản mail cho các domain có trên Cpanel. Với cú pháp sau: 

/scripts/addpop <email@domain> <password> <quota>, trong đó.  

email@domain: địa chỉ email muốn tạo.  password: mật khẩu cho địa chỉ email muốn tạo. 

quota: dung lượng muốn cấp phát cho địa chỉ email muốn tạo tính bằng MB. 

  • /scripts/smtpmailgdionly: Tương tác với công cụ SMTP Mail Protection trên Cpanel là chức năng chính của scripts này. Chúng ta có thể bật, tắt, xem trạng thái của dịch vụ này. Cú pháp chức năng này có dạng sau: 

/scripts/smtpmailgdionly <on|off|status|refresh> 

  • /scripts/mailtroubleshoot: Khi có vấn đề, sự cố xảy ra với mail thì chúng ta hãy sử dụng script này trước khi thực hiện thử các chỉnh sửa khác. 
  • /scripts/build_maxemails_config: Script này thực hiện việc giới hạn số lượng email mà user có thể gởi đi trong vòng 1 giờ từ các domain nằm trên server. Với tính năng này thì  mục đích là ngăn chặn việc spammer gởi email spam và đảm bảo lượng băng thông sử dụng luôn trong mức hoạt động tốt. 

Khi chạy script này thì mặc định tạo ra một file nằm trong “/var/cpanel/users/” với tên file là tên của user. Ngoài ra chúng ta còn có thể chỉnh sửa các file đó. 

Thông qua dòng “MAX_EMAIL_PER_HOUR=?”, với dòng này chúng ta có thể cấu hình số mail được phép gởi ra trong vòng 1 giờ, lưu lại file sau đó chạy script 

/scripts/updateuserdomains và chạy lại /scripts/build_maxemails_config để thực thi. 

  • /scripts/delpop: Câu lệnh xoá tài khoản email. Với cú pháp sau:  

/scripts/delpop <emailaccount> 

  • /scripts/setupmailserver: Cài đặt lại hệ thống mailserver với cú pháp sau: /scripts/setupmailserver [options] <mailserver> 

Options:  

–force       Thực hiện chuyển đổi ngay cả khi máy chủ đã được cấu hình. 

–current      Hiển thị các mail config cấu hình hiện tại. 

–skip-maildir-conversion  Không chuyển đổi maildir trong việc chuyển đổi máy chủ. 

  MailServers:  

courier: Mail server tiêu chuẩn trên hệ thống cPanel.     

dovecot: Bộ nhớ máy chủ email sử dụng thấp hơn.        

disabled: Chức năng POP và IMAP vô hiệu hoá.  

6. Nhóm câu lệnh: Scripts DNS.

  • /scripts/addpop: Script này cho phép tạo tài khoản mail cho các domain có trên Cpanel. Với cú pháp sau: 

/scripts/addpop <email@domain> <password> <quota>, trong đó.  

email@domain: địa chỉ email muốn tạo.  password: mật khẩu cho địa chỉ email muốn tạo. 

quota: dung lượng muốn cấp phát cho địa chỉ email muốn tạo tính bằng MB. 

  • /scripts/smtpmailgdionly: Tương tác với công cụ SMTP Mail Protection trên Cpanel là chức năng chính của scripts này. Chúng ta có thể bật, tắt, xem trạng thái của dịch vụ này. Cú pháp chức năng này có dạng sau: 

/scripts/smtpmailgdionly <on|off|status|refresh> 

  • /scripts/mailtroubleshoot: Khi có vấn đề, sự cố xảy ra với mail thì chúng ta hãy sử dụng script này trước khi thực hiện thử các chỉnh sửa khác. 
  • /scripts/build_maxemails_config: Script này thực hiện việc giới hạn số lượng email mà user có thể gởi đi trong vòng 1 giờ từ các domain nằm trên server. Với tính năng này thì  mục đích là ngăn chặn việc spammer gởi email spam và đảm bảo lượng băng thông sử dụng luôn trong mức hoạt động tốt. 

Khi chạy script này thì mặc định tạo ra một file nằm trong 

“/var/cpanel/users/” với tên file là tên của user. Ngoài ra chúng ta còn có thể chỉnh sửa các file đó. Thông qua dòng “MAX_EMAIL_PER_HOUR=?”, với dòng này chúng ta có thể cấu hình số mail được phép gởi ra trong vòng 1 giờ, lưu lại file sau đó chạy script /scripts/updateuserdomains và chạy lại /scripts/build_maxemails_config để thực thi. 

  • /scripts/delpop: Câu lệnh xoá tài khoản email. Với cú pháp sau:  

/scripts/delpop <emailaccount> 

  • /scripts/setupmailserver: Cài đặt lại hệ thống mailserver với cú pháp sau: 

/scripts/setupmailserver [options] <mailserver> Options:  

  • –force       Thực hiện chuyển đổi ngay cả khi máy chủ đã được cấu hình. 
  • –current      Hiển thị các mail config cấu hình hiện tại. 
  • –skip-maildir-conversion  Không chuyển đổi maildir trong việc chuyển đổi máy chủ. 

MailServers:  

  • courier: Mail server tiêu chuẩn trên hệ thống cPanel. 
  • dovecot: Bộ nhớ máy chủ email sử dụng thấp hơn.   
  • disabled: Chức năng POP và IMAP vô hiệu hoá. 

7. Nhóm câu lệnh: Scripts Orther. 

  • /scripts/setupftpserver: Script này sẽ giúp chúng ta cấu hình fpt server với cú pháp như sau: 

setupftpserver [options] <ftpserver>  

Options:  

–force     Thực hiện chuyển đổi ngay cả khi máy chủ đã được cấu hình. 

 —current  Hiển thị máy chủ FTP đang được chọn.  

FTP Servers:  

  • pure-ftpd   Là hệ thống mặc định trên cpanel, lý tưởng cho các hệ thống có bộ nhớ ít. 
  • proftpd   Do sử dụng bộ nhớ nhiều nên ít được tuỳ chọn. 
  • disabled    Vô hiệu hoá chức năng FTP. 
  • /scripts/cpbackup: Với script này chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc backup Cpanel từ những gì chúng ta đã thiết lập trong“ WHM?Backup?Backup Configuration”. Với cú pháp sau: cpbackup [options]  

Options 

  • –force will update the file without checking any confitions. 
  • weekly  force current day to treat weekly backup.  
  • monthly  force current day to treat weekly backup. 
  • debug  do not fork before lauching (devel mode) . 

MDIGI Gợi ý bạn Series 30 bài hướng dẫn về WHM cùng một số bài liên quan:

1. Tổng quan về WHM [Phần 1]: Cấu hình Máy chủ

2. Tổng quan về WHM [Phần 2]: Cài đặt phần Hỗ trợ

3. Tổng quan về WHM [Phần 3]: Cài đặt mạng

4. Tổng quan về WHM [Phần 4]: Cài đặt Bảo mật

5. Tổng quan về WHM [Phần 5]: Cài đặt Server Contact

6. Tổng quan về WHM [Phần 6]: Cài đặt Resellers

7. Tổng quan về WHM [Phần 7]: Cấu hình Dịch vụ

8. Tổng quan về WHM [Phần 8]: Cài đặt Vị trí, địa phương, ngôn ngữ

9. Tổng quan về WHM [Phần 9]: Backup

10. Tổng quan về WHM [Phần 10]: Cluster/ Remote Access

11. Tổng quan về WHM [Phần 11]: System Reboot

12. Tổng quan về WHM [Phần 12]: Server Status

13. Tổng quan về WHM [Phần 13]: Thông tin tài khoản

14. Tổng quan về WHM [Phần 14]: Quản lý tài khoản

15. Tổng quan về WHM [Phần 15]: Quản lý nhiều tài khoản

16. Tổng quan về WHM [Phần 16]: FrontPage

17. Tổng quan về WHM [Phần 17]: Transfer

18.Tổng quan về WHM [Phần 18]: Themes

19. Tổng quan về WHM [Phần 19]: Pakages

20. Tổng quan về WHM [Phần 20]: Quản trị DNS

21. Tổng quan về WHM [Phần 21]: Quản trị Cơ sở dữ liệu

22. Tổng quan về WHM [Phần 22]: Quản lý IP

23. Tổng quan về WHM [Phần 23]: Cài đặt phần mềm

24. Tổng quan về WHM [Phần 24]: Email

25. Tổng quan về WHM [Phần 25]: Theo dõi tình trạng hệ thống

26. Tổng quan về WHM [Phần 26]: CPanel

27. Tổng quan về WHM [Phần 27]: SSL/TSL

28. Tổng quan về WHM [Phần 28]: Restart Services

29. Tổng quan về WHM [Phần 29]: Dành cho nhà phát triển

30. Tổng quan về WHM [Phần 30]: Các Plugin cài vào WHM

31. Hướng dẫn sử dụng cPanel chi tiết từ A đến Z

32. Hướng dẫn cài đặt WHM chi tiết nhất


Đánh giá: 

5/5 (1)
Lưu ý:

*Thông tin trong bài viết đều là những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ sáng tạo tại MDIGI . Mọi hành vi sao chép vui lòng ghi trích dẫn nguồn MDIGI.vn! Xem Điều khoản & điều kiện của Chúng tôi.

*Cập nhật mới nhất ngày: 24/06/2023

Đôi nét về tác giả Mạnh Đức

Mạnh Đức

Tốt nghiệp Đại học kỹ thuật Lê Quý Đôn năm 2018 nhưng đã bắt đầu với Digital Marketing từ những năm 2015. Với kinh nghiệm thực chiến từ hàng trăm dự án, Mạnh Đức muốn mang những gì tốt nhất cho khách hàng của MDIGI.

33 bài viết cùng chủ đề Hosting

TOP 8 phần mềm quản lý Hosting tốt nhất 2023
Các Scripts Quan trọng trên WHM/CPanel
Tổng quan về WHM [Phần 6]: Reseller trên WHM
Shared Hosting là gì? Có tốt cho SEO website không?
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận