Liên hệ tư vấn

Hosting có thể chứa được bao nhiêu website, Domain?


Khi bạn bắt đầu làm quen với website chắc chắn sẽ nghe tới khái niệm Hosting. Vậy thì Hosting là gì mà lại quan trọng với website như vậy? Hosting có thể chứa được bao nhiêu Hosting và Domain? Hãy cùng tìm hiểu.

Mạnh Đức MDIGI

Khái niệm hosting là gì?

hosting-co-the-chua-duoc-bao-nhieu-website-doamin

Một ví dụ đơn giản để bạn có thể dễ hình dung: Nếu như bạn muốn cài và chạy một chương trình để sử dụng thì bắt buộc bạn phải cài nó trên máy tính của mình. 

Website thực chất cũng là một phần mềm và nó cần được cài trên một máy tính để có thể hoạt động. Điểm khác biệt so với các chương trình bình thường là website cần được Online Uptime 24/24 để khách hàng luôn luôn có thể truy cập.

Chính vì vậy, Hosting là một máy tính để cài đặt website trên đó và hosting luôn được kết nối mạng 24/7/365 để giúp website luôn luôn ở trạng thái Online.

Các yếu tố cơ bản của Hosting

Khi bạn đã tìm hiểu kỹ các kiến thức về hosting là gì? Thì lúc này, bạn có thể xem qua các thông số và yếu tố để chọn gói hosting tốt nhất cho mình. Dưới đây là các thông số mà các bạn cần lưu ý khi chọn gói hosting.

1. Băng thông của hosting

Băng thông của hosting (bandwidth hosting) là thông số dung lượng tối đa mà lượt truy cập người dùng có thể vào website thường được tính bằng Mbps.

Ví dụ nếu bạn tải một tệp tài liệu có kích thước là 1MB lên website và có 100 người dùng tải tệp tài liệu đó về thì bạn đã tiêu tốn tổng cộng 101MB băng thông của hosting. Khi bạn thuê gói Hosting Premium 4 của MDIGI không giới hạn băng thông.

2. Dung lượng của hosting

Dung lượng của hosting là khoảng không gian mà bạn được phép lưu trữ dữ liệu của mình trên ổ cứng của máy chủ. Khi thuê một gói hosting cũng giống như bạn thuê văn phòng trong một nhà cao ốc. Vậy ở đây, dung lượng của hosting cũng giống như diện tích văn phòng mà bạn thuê.

Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra Dung lượng Hosting trên Cpanel và Direct Admin

3. CPU của hosting

CPU của hosting là thông số của CPU cũng như % CPU đang sử dụng của gói hosting. Thông thường gói hosting có CPU dao động từ khoảng 75% – 300%. Thông số CPU càng cao khả năng xử lý của hosting càng mạnh.

4. RAM của hosting

Bất kỳ gói hosting nào cũng có thông số RAM, nó có thể chung RAM với các hosting khác hoặc xài một thanh RAM riêng biệt. Về cơ bản, chỉ số của RAM càng cao thì website của bạn càng chạy mạnh hơn.

5. Số lượng tên miền trên hosting

Số lượng tên miền hay số lượng domain trên hosting chính là số website mà bạn có thể đặt được lên một gói hosting đó.

Một vài thông số khác của Hosting

Ngoài ra, Hosting còn rất nhiều các thông số khác như: Số tệp tối đa mà Hosting có thể hỗ trợ, SSL, Các tính năng hỗ trợ WordPress, Giới hạn Database, Truy cập GIT, SSH, Cloudflare, Quản lý DNS, Quản lý FTP… 

Tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá lo lắng về các thông số này vì các nhà cung cấp dịch vụ đã tối ưu hóa cho bạn hết rồi. Bạn chỉ cần quan tâm đến 05 thông số quan trọng nhất mà chúng tôi vừa nêu bên trên.

Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết về Hosting mà chúng tôi đã đăng tải.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung làm rõ về tính năng hỗ trợ Số lượng tên miền của Hosting. Mời bạn theo dõi tiếp nội dung bên dưới nhé!

Hosting chứa được tối đa bao nhiêu website, domain, Email?

Đây cũng là câu hỏi của nhiều người khi đăng ký sử dụng Hosting tại MDIGI, để trả lời được chi tiết câu hỏi này chúng tôi sẽ tách ra 02 phần là Hosting lưu trữ website và Hosting lưu trữ Email.

hosting-co-the-chua-duoc-bao-nhieu-website-doamin

Hosting lưu trữ được tối đa bao nhiêu website?

Hiện nay vẫn đang tồn tại 02 loại website chính: Đó là website tĩnhwebsite động, mỗi website đều có một đặc điểm riêng:

Website tĩnh

Là trang website có nội dung lưu trên các Hosting, được mã hóa bằng HTML và CSS. Tất cả mọi thông tin hiển thị trong website đều ”tĩnh” như đúng nghĩa của nó, tức là đối với tất cả mọi người khi truy cập vào trang web này thì thông tin đều giống nhau. Chúng giống như việc bạn phát 1 tờ rơi đến cho khách hàng, thông tin trên đó không thể tùy biến cho mỗi khách hàng khác nhau.

Người quản trị khi muốn cập nhật, thay đổi thông tin thì bắt buộc phải chỉnh sửa thủ công và có thể sẽ yêu cầu một số kỹ năng nhất định về lập trình và thiết kế website cơ bản.

Ưu điểm lớn nhất của website tĩnh chính là nó cung cấp thông tin chuẩn, nhất quán trong một khoảng thời gian dài, và đặc biệt nó rất nhẹ.

Hosting có thể lưu trữ được bao nhiêu website tĩnh

Do đặc điểm các website tĩnh rất nhẹ nên thông thường một Hosting có thể lưu trữ được từ 200-250 trang. Tuy nhiên, nó sẽ thay đổi khi bạn tăng các kích thước trang của mình lên.

Website động

Website động là một dạng nâng cấp của website tĩnh, ở đó nội dung và giao diện được cập nhật và thay đổi một cách thường xuyên, linh hoạt.

Ta có thể hình dung, website động bao gồm rất nhiều các phiên bản website tĩnh khác nhau. 

Sở dĩ có sự thích ứng linh hoạt như vậy là do ngôn ngữ lập trình có rất nhiều nâng cấp, đặc biệt là việc tạo ra các Framework với độ thích ứng cao. Do đó, người lập trình chèn các code thay đổi linh hoạt và website sẽ tương tác với người dùng để đưa ra các thông tin tùy biến liên tục.

Ưu điểm lớn nhất của website động là nó rất linh hoạt, phong phú, nhiều chức năng. Hầu hết các website hiện nay đều là website động. Tuy nhiên, ưu điểm đó cũng chính là nhược điểm làm cho website động nặng hơn website tĩnh.

Một hosting có thể chứa được bao nhiêu website Động?

Chính do website động nặng hơn nhiều so với website tĩnh nên một Hosting thông thường có thể chứa được tối đa 100-150 website động. Số lượng có thể thay đổi tùy vào độ lớn website của bạn

Vì sao các gói Hosting thông thường chỉ thấy chứa được 1-2 website

Thực ra số đó chính là số add-on Domain, tức là số tên miền bạn có thể gắn vào với gói Hosting mà bạn đã mua. Ví dụ: Bạn mua Hosting với dung lượng 5GB và số add-on Domain của bạn là 1 thì bạn sẽ được gắn mặc định 01 tên miền chính và thêm 01 tên miền tùy chọn nào đó khác nữa.

Số add-on Domain khác gì số website trên Hosting?

Đương nhiên là số add-on Domain sẽ khác số website trên Hosting. Cụ thể như sau: Với một tên miền gốc thì bạn có thể tạo ra 100-200 thậm chí cả một ngàn tên miền phụ (sub-domain).

Với mỗi tên miền phụ này thì bạn hoàn toàn có thể tạo ra tương ứng số lượng website trên Hosting của bạn, miễn là Hosting vẫn đáp ứng được nhu cầu của bạn. Tức là dung lượng Hosting, số lượng tệp tối đa… vẫn cho phép bạn. Mà thông thường như bên trên chúng tôi có trình bày, tối đa thường được ~200 website cho một Hosting, nếu bạn muốn tăng lên phải liên hệ nhà cung cấp để họ hướng dẫn thêm.

Số add-on Domain chính là một tên miền với gốc khác hoàn toàn so với tên miền chính mà bạn đăng ký khi mua Hosting. Ví dụ, khi bạn mua hosting và gắn nó với tên miền abc.com. Khi thêm add-on Domain thì bạn muốn thêm xyz.com vào. 

Như vậy thì bạn có 2 website khác gốc tên miền và độc lập hoàn toàn với nhau.

Hosting có thể chứa được bao nhiêu Email?

Email có những đặc điểm khác so với website một chút. Thông thường thì Email sẽ ảnh hưởng nhiều đến dung lượng của Hosting bởi lượng thư từ trao đổi và lưu trữ càng nhiều thì càng tốn dung lượng.

Khi bạn thuê dịch vụ Email Hosting tại các đơn vị cung cấp thì thông thường họ sẽ giới hạn số lượng tài khoản Email Hosting.

Ví dụ: Một gói Email Hosting có dung lượng 15GB thì sẽ giới hạn tối đa 15 tài khoản Email. Sở dĩ làm như vậy để đảm bảo cho hệ thống Email của bạn không bị quá tải hoặc tắc nghẽn cục bộ.

Với dung lượng 15GB thực chất người ta có thể cài cho bạn lên tới 150 tài khoản cũng được, thế nhưng nếu chia đều ra thì mỗi người chỉ được sử dụng 100MB dung lượng, nếu trừ đi khoảng không để cài đặt các chương trình hỗ trợ thì chỉ còn tầm 50-60MB cho 1 người dùng.

Vậy thì chỉ tầm 1-2 tháng là bạn đã hết dung lượng và không đảm bảo cho tính liên tục khi bạn sử dụng, đặc biệt đối với các đơn vị tập trung mạnh vào Email Marketing.

Những lưu ý cần thiết khi chọn mua hosting

Thông qua bài viết chúng tôi cũng lưu ý đến bạn một số lưu ý cần thiết khi chọn mua Hosting để tránh mất thêm chi phí cho những khoản không cần thiết hoặc giúp bạn tránh bỏ sót yếu tố nào đó.

luu-y-khi-mua-hosting

Số lượng tên miền

Số lượng add-on Domain có thể thêm vào Hosting giúp cho bạn chạy không chỉ 1 website chính mà còn chạy cho các website phụ, website trong lĩnh vực khác mà bạn kinh doanh.

Số lượng addon Domain ít hay nhiều hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp Hosting mà bạn đã đăng ký, họ có thể nâng hoặc hạ bớt số đó của bạn. 

Nếu yêu cầu của bạn là chỉ dùng 01 Hosting cho 01 website thì bạn cũng không cần quá quan tâm tới thông số này nhé.

Khả năng Uptime

Uptime chính là một trong những tiêu chí đánh giá Server, Hosting hiện nay. Một hệ thống tốt luôn luôn được đầu tư về cơ sở hạ tầng. Một cơ sở hạ tầng tốt, chuẩn Tier 3 thì thường sẽ hạn chế tối đa khả năng mất điện, sập nguồn, chập cháy.

Khả năng Uptime tốt nhất là 99,99%. Sẽ không bao giờ có hệ thống nào chạy 24/7/365 liên tục được mà phải cần thời gian để bảo hành, bảo trì và sửa chữa.Do đó, tỷ lệ Uptime là 99,99% cũng được coi là tốt nhất rồi.

Dung lượng/Băng thông

Dung lượng ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng website mà bạn có thể lưu trữ trên Hosting. Nếu như bạn có nhu cầu lưu trữ nhiều website thì bạn cần cân đối xem dung lượng của tất cả các website là bao nhiêu, từ đó đăng ký gói Hosting cho phù hợp.

Đọc và hiểu các giới hạn đặt trên băng thông (bandwidth) bạn sử dụng và lựa chọn một gói thích hợp. Nếu trang web của bạn sẽ kết hợp video, âm thanh hoặc các yếu tố khác thì sẽ yêu cầu mức băng thông cao hơn. Bạn cần có một kế hoạch phù hợp với nhu cầu của mình.

Vị trí đặt máy chủ

Là nơi máy chủ hosting cung cấp cho bạn. Nếu tệp khách hàng truy cập website của bạn chủ yếu ở nội địa, thế nhưng bạn đặt hosting ở Hoa Kỳ thì hosting đó sẽ có tốc độ không cao so với việc được đặt ở Singapore hay Việt Nam.

Giá hosting

Hosting là dịch vụ có giá, giá hosting càng cao, tiện ích cung cấp càng lớn. Thế nhưng, doanh nghiệp cần biết được giá thuê hosting của các nhà cung cấp để cân đo chọn hosting hợp lý, tránh mức giá quá thấp, không phù hợp hay mức giá cao gây lãng phí tài nguyên.

Nếu bạn có một trang web cơ bản, không mong đợi một lưu lượng truy cập lớn thì bạn có thể trả từ 10 đến 15$ mỗi năm cho việc sử dụng dịch vụ hosting. Các gói hosting dung lượng cao hơn có thể bắt đầu từ 150$ và tăng lên từ đó.

Hầu hết các nhà cung cấp hosting đều có nhiều gói hosting với hình thức thanh toán hàng tháng và hàng năm cho người dùng dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu.

Đồng thời, có thể cung cấp cho bạn một mức giá rẻ hơn để trải nghiệm. Khi bạn yên tâm với việc họ cung cấp dịch vụ đáng tin cậy thì bạn có thể chuyển sang thanh toán hàng năm để tối ưu chi phí. Hoặc chuyển đổi máy chủ nhanh chóng nếu chúng không đáp ứng mong đợi của bạn.

Cuối cùng, hãy thảo luận về vấn đề gia hạn. Nếu bạn hài lòng với giá của một gói, hãy kiểm tra giá để gia hạn. Đó là một tiêu chuẩn trong ngành. Bởi nhiều đơn vị cung cấp giá đăng ký thấp nhưng tính phí cao hơn nhiều cho việc gia hạn.

Hosting ở đâu có thể chứa được nhiều website?

hosting-mdigi-tai-datacenter-tier-3

Thông thường Hosting nào cũng đều hỗ trợ bạn up được nhiều website của mình lên. Số lượng cụ thể là bao nhiêu thì bạn có thể tham khảo chi tiết từng đơn vị một.

Với MDIGI, chúng tôi có rất nhiều các gói Hosting cho bạn lựa chọn. Nếu muốn tự chủ hoàn toàn về số lượng website thì bạn có thể lựa chọn các gói VPS, Reseller hoặc các gói Server chuyên dụng như Dedicated Server.

Còn cao cấp hơn thì bạn có thể lựa chọn Colocation Server – đây là loại cao cấp nhất, bạn có thể tùy chọn hệ thống, tự cho nhân viên kỹ thuật quản lý về cả phần mềm và phần cứng, tự nâng cấp riêng theo hệ thống của bạn.

Câu hỏi thường gặp:

Có những loại Hosting nào ?

Hosting hiện nay có rất nhiều loại khác nhau phù hợp với từng mục đích, ngôn ngữ lập trình web cũng như phù hợp các yêu cầu khác nhau. Về cơ bản chia làm các loại sau:

  • Cloud Hosting Linux: Là một dạng Hosting Linux trên môi trường Cloud, có nhiều ưu điểm vượt trội về tốc độ, giá thành và độ an toàn dữ liệu hơn so với Hosting Linux thông thường.
  • Hosting Windows: Hosting dành riêng cho hệ điều hành windows Sử dụng phần mềm quản lý Plesk để quản lý hosting.
  • Database Hosting: Hosting dành riêng cho việc lưu trữ Database, tăng cường bảo mật dữ liệu trong database, tránh mọi rủi ro về bảo mật, an toàn dữ liệu và chống tấn công.
  • Laravel Hosting: Hosting dành riêng cho Laravel – một frame PHP được tối ưu cho những nhà phát triển website. Laravel đang ngày càng được nhiều người trên thế giới tin tưởng sử dụng.
  • Cloud Hosting Windows: Là một dạng Hosting windows trên môi trường Cloud.
  • Hosting Linux: Là dạng hosting phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Được đa số nhà phát triển website PHP tin dùng.
  • Podcast Hosting: Hosting được tạo ra để dành riêng cho các nhà sáng tạo nội dung Podcast.
  • MongoDB Hosting
  • Nodejs Hosting
  • WordPress Hosting: Tối ưu hóa cho các website WordPress với việc hỗ trợ cài đặt chỉ bằng 1 click, tối ưu hóa về hiệu suất cho các website WordPress.
  • Reseller Hosting: Hosting dành cho các đại lý phân phối Hosting cho người dùng cuối.
  • Shared Hosting: Là gói Hosting mà các khách hàng là người dùng cuối thường sử dụng. Tài khoản quản trị của khách hàng chỉ có quyền trong phạm vi gói Shared Hosting của họ. Giá thành gói này bao giờ cũng rẻ nhất và hiệu suất đủ dùng.

Nên chọn Hosting windows hay Hosting Linux?

Để trả lời câu hỏi này, MDIGI đã có 1 bài viết giới thiệu rất chi tiết. Mời bạn tham khảo thêm: Phân vân giữa Hosting Linux và Hosting Windows? Chọn cái nào?

Có được dùng thử Hosting không?

Có, nhiều đơn vị sẵn sàng cho bạn trải nghiệm dùng thử hosting trước khi mua. Mời bạn theo dõi thêm tại: Hosting dùng thử 07 ngày | Test mát máy – Không mua không sao

Khi mua Hosting cần quan tâm các thông số nào, cách cấu hình ra sao?

Mời bạn xem thêm tại: Web Hosting là gì? Hướng dẫn cấu hình Web Hosting chi tiết

Chi phí thuê Hosting bao nhiêu thì hợp lý?

Tùy từng nhu cầu mà sẽ có những mức chi phí khác nhau. Ví dụ website của bạn nhỏ và ít truy cập thì nên dùng Hosting với cấu hình vừa phải.

Khi lượng truy cập tăng lên thì bạn nên tăng cấu hình lên và đương nhiên chi phí sẽ tăng lên.

Để biết chi tiết về mức chi phí như nào, mời bạn theo dõi bài viết: Bối rối giữa rừng Hosting ? Không biết chi phí Hosting bao nhiêu là hợp lý.

Mua/ thuê Hosting có phức tạp không?

Thực ra việc thuê hosting khá là đơn giản. Cũng giống như khi bạn vào một trang Thương mại điện tử và mua món hàng bình thường. Điểm khác biệt ở đây là khi thuê hosting thì bạn sẽ phải cấu hình một chút.

Xem thêm: Không biết cách Mua Hosting và mua ở đâu? MDIGI giúp bạn

Nên chọn Hosting SSD của nhà cung cấp Hosting nước ngoài hay nhà cung cấp Hosting Việt Nam?

Câu hỏi này khá là khó để trả lời vì chưa thể biết được nhu cầu chính xác của bạn về Hosting SSD là như nào.

Nếu như bạn quan tâm về giá thành và khách hàng của bạn ở nước ngoài thì bạn nên chọn Hosting nước ngoài.

Nếu bạn muốn hỗ trợ kỹ thuật tốt, giá cao hơn một chút (5-10%) và khách hàng của bạn ở Việt Nam thì có lẽ bạn nên chọn Hosting Việt Nam.

Hosting có thể chứa được tối đa bao nhiêu website và Domain?

Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải xem Gói Hosting bạn mua là gói nào và đơn vị bạn thuê Hosting nữa.

Bởi vì: Số lượng website và Domain là do các đơn vị cung cấp Hosting tự quy định. Bạn nên tham khảo nhiều đơn vị để xem các gói phù hợp với mình.

Tham khảo thêm: Hosting có thể chứa được tối đa bao nhiêu website, Domain?

Tôi có nghe nói đến Dịch vụ Quản lý Hosting, vậy thì Dịch vụ này là gì?

Dịch vụ quản lý Hosting (Managed Hosting) là dịch vụ mà đơn vị cung cấp hosting sẽ thay mặt bạn quản lý toàn bộ hoạt động của Hosting để đảm bảo Website của bạn luôn được hoạt động liên tục và ổn định.

Điều này trái ngược hoàn toàn với các gói Unmanaged Hosting, là các gói mà bạn sẽ tự mình quản lý lấy.

Tôi có thể dùng thử Hosting trước khi mua không?

Đương nhiên là có, để nâng cao chất lượng dịch vụ thì hiện nay rất nhiều đơn vị cung cấp Dịch vụ Hosting tại Việt Nam và trên thế giới đều hỗ trợ cho khách hàng dùng thử Hosting 07 ngày.

Có gói Hosting nào dành riêng cho Website WordPress không?

Có, bạn có thể tham khảo các gói WordPress Hosting của MDIGI.

WHM là gì?

WHM (Web Host manager) là một phần mềm quản lý hosting toàn diện nhất. Giúp người quản trị hệ thống quản lý một cách đơn giản, trực quan.

Kết luận

Như vậy Mạnh Đức đã giới thiệu cho bạn chi tiết về Hosting, Domain, Addon Domain và một Hosting có thể chứa được bao nhiêu website, bao nhiêu Domain.

Đồng thời cũng hướng dẫn bạn cách chọn Hosting làm sao cho phù hợp với nhu cầu.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, vui lòng để lại câu hỏi bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể.

Xin cám ơn!


Đánh giá: 

5/5 (2)
Lưu ý:

*Thông tin trong bài viết đều là những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ sáng tạo tại MDIGI . Mọi hành vi sao chép vui lòng ghi trích dẫn nguồn MDIGI.vn! Xem Điều khoản & điều kiện của Chúng tôi.

*Cập nhật mới nhất ngày: 24/06/2023

Đôi nét về tác giả Mạnh Đức

Mạnh Đức

Tốt nghiệp Đại học kỹ thuật Lê Quý Đôn năm 2018 nhưng đã bắt đầu với Digital Marketing từ những năm 2015. Với kinh nghiệm thực chiến từ hàng trăm dự án, Mạnh Đức muốn mang những gì tốt nhất cho khách hàng của MDIGI.

33 bài viết cùng chủ đề Hosting

TOP 8 phần mềm quản lý Hosting tốt nhất 2023
Các Scripts Quan trọng trên WHM/CPanel
Tổng quan về WHM [Phần 6]: Reseller trên WHM
Shared Hosting là gì? Có tốt cho SEO website không?
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận