Liên hệ tư vấn

Hướng dẫn kiểm tra Dung lượng Hosting trên Cpanel và Direct Admin


Quản trị Hosting là công việc rất quan trọng để theo dõi hoạt động của website. Trong đó, kiểm tra Dung lượng Hosting là việc cần làm thường xuyên để hệ thống luôn được vận hành trơn tru.

Mạnh Đức
huong-dan-kiem-tra-dung-luong-hosting

Khái niệm hosting là gì?

Hosting trong ngôn ngữ kỹ thuật gọi là máy chủ lưu trữ. Diễn đạt một cách dễ hiểu nhất thì Hosting hoạt động giống như một chiếc CPU máy tính của bạn. Nó có tác dụng lưu trữ dữ liệu như các tệp Code – các chương trình – Media…, xử lý dữ liệu và kết nối mạng.

Hosting thường được cung cấp bởi các công ty cho thuê Hosting, Server. Các đơn vị này thường có hệ thống máy chủ được đặt tại các datacenter lớn. Ở Việt Nam có thể kể đến những cái tên như Viettel IDC, FPT, VNPT

Xem thêm: TOP 10 nhà cung cấp Hosting tốt nhất Việt Nam (Cập nhật 2023)

Hosting hoạt động như thế nào?

Khi máy tính của bạn kết nối đến một Hosting và gửi đến yêu cầu truy cập các thông tin từ một trang Web nào đó, Web Server Software sẽ nhận yêu cầu và gửi lại cho bạn những thông tin mà bạn mong muốn.

laptop-server

Để biết rõ hơn về cách thức hoạt động của Hosting, MDIGI sẽ phân tích chúng chi tiết trong một bài viết khác. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi cố gắng khái quát nhất nội dung và tập trung chủ yếu vào hướng dẫn bạn đọc chỉ số Dung lượng Hosting.

Chính vì Hosting như một chiếc CPU máy tính nên nó cũng xử lý các dữ liệu bằng các chương trình, các lệnh như máy tính. Do đó, cũng phải cần các tiêu chuẩn để tương tác:

Giao thức HTTPS

Hosting có khả năng gửi đến máy khách những trang Web thông qua môi trường Internet (hoặc Intranet) qua giao thức HTTPS – giao thức được thiết kế để gửi các file đến trình duyệt Web (Web Browser), và các giao thức khác.

Địa chỉ IP

Tất cả các Hosting đều có một địa chỉ IP (IP Address) hoặc cũng có thể có một Domain Name. Giả sử khi bạn đánh vào thanh Address trên trình duyệt của bạn một dòng http://www.abc.com sau đó gõ phím Enter bạn sẽ gửi một yêu cầu đến một Server có Domain Name là www.abc.com. Server này sẽ tìm trang Web có tên là index.html rồi gửi nó đến trình duyệt của bạn.

Cách biến máy tính thành một Hosting

Bất kỳ một máy tính nào cũng có thể trở thành một Hosting bởi việc cài đặt lên nó một chương trình phần mềm Server Software và sau đó kết nối vào Internet.

Giống như những phần mềm khác mà bạn đã từng cài đặt trên máy tính của mình, Web Server Software cũng chỉ là một ứng dụng phần mềm. Nó được cài đặt, và chạy trên máy tính dùng làm Hosting, nhờ có chương trình này mà người sử dụng có thể truy cập đến các thông tin của trang Web từ một máy tính khác ở trên mạng (Internet, Intranet).

Web Server Software còn có thể được tích hợp với Cơ sở dữ liệu (Database), hay điều khiển việc kết nối vào CSDL để có thể truy cập và kết xuất thông tin từ CSDL lên các trang Web và truyền tải chúng đến người dùng.

Yêu cầu đối với Hosting

Server phải hoạt động liên tục 24/24 giờ, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm, để phục vụ cho việc cung cấp thông tin trực tuyến. Vị trí đặt server đóng vai trò quan trọng trong chất lượng và tốc độ lưu chuyển thông tin từ server và máy tính truy cập.

Phía đơn vị cung cấp

Đối với các đơn vị cung cấp Hosting hiện nay, Hosting chỉ là một phần rất nhỏ trong hệ thống. Hay đúng hơn, Hosting chỉ là một phần được tách ra từ hệ thống Server của các công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ.

Tất cả các hosting nằm trong Server đều được quản lý bởi một tài khoản admin chung nhất của Server chứa nó. Khi người dùng thuê Hosting thì người quản lý sẽ chia cấu hình theo đúng hợp đồng mà bạn đã ký với họ.

Công việc của nhà cung cấp dịch vụ Hosting chính là quản trị hệ thống Server, đảm bảo thời gian uptime 99,99%, đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống, đảm bảo tốc độ truyền tải tốt nhất, nâng cấp bảo trì hệ thống định kỳ, thông báo với người dùng khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra với hệ thống.

Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Managed Hosting là gì? Có nên sử dụng Managed Hosting?

Phía người sử dụng

Thuê dịch vụ lưu trữ Hosting tại các đơn vị chuyên nghiệp, công việc của bạn khá đơn giản.

Khi đó, bạn sẽ được cung cấp một tài khoản quản trị với các tính năng hạn chế (nhưng đủ dùng) để có thể quản lý Hosting ở mức độ cơ bản nhất, bao gồm:

  • Thêm, xoá các thư mục
  • Thay đổi cấu hình, một số tính năng
  • Thêm Database
  • Thêm sub-domain, addon Domain
  • Theo dõi các thông số của Hosting

Tham khảo thêm: Không biết cách Mua Hosting và mua ở đâu? MDIGI giúp bạn

Các thông số cần quan tâm khi lựa chọn hosting

Để quản lý tốt hosting thì bạn cần hiểu và kiểm tra được các thông số hosting, trong đó việc kiểm tra dung lượng Hosting cũng rất quan trọng.

cac-thong-so-can-quan-tam-khi-chon-hosting

Dung lượng lưu trữ

Nếu như bạn đã từng đi mua Điện thoại thông minh hay Laptop hoặc PC thì chắc chắn đã nghe tới Dung lượng ổ cứng là 500GB hay 1TB đúng chưa?

Đối với Hosting, dung lượng lưu trữ cũng như vậy. Nó cũng sử dụng các ổ cứng giống hệt các ổ cứng trên PC của bạn.

Thông thường, đối với các khách hàng là cá nhân hoặc công ty mà không chuyên về thương mại điện tử, nhu cầu không quá lớn thì Hosting chỉ cần dung lượng từ 3-5GB là đủ. Bạn không nên sử dụng dư quá nhiều làm lãng phí tài nguyên của mình.

Điểm đặc thù khi thuê Hosting tại các đơn vị cung cấp chuyên nghiệp đó chính là họ luôn hỗ trợ bạn nâng cấp Dung lượng mỗi khi bạn có nhu cầu. Do đó, việc kiểm soát tài nguyên giúp bạn biết được khi nào thì nên nâng cấp dung lượng lưu trữ, khi nào thì chưa.

Băng thông

Băng thông (Bandwidth) có lẽ là thuật ngữ dễ khiến nhiều khách hàng bị nhầm lẫn nhất. Trong bài viết này, MDIGI sẽ giúp bạn phân biệt chúng:

Băng thông là gì

Băng thông là thuật ngữ dùng để chỉ tốc độ đường truyền của thông tin trong một hệ thống mạng với cơ sở hạ tầng nhất định.

Ví dụ, Bạn sử dụng mạng cáp quang của VNPT với tốc độ tối đa là 1TB/s thì có nghĩa là Băng thông của bạn tại cơ sở hạ tầng mạng của VNPT chính là 1TB/s.

Băng thông mạng khác hoàn toàn so với băng thông trong vô tuyến điện tử. Băng thông trong vô tuyến điện tử được hiểu là dải tần số từ thấp nhất đến cao nhất của một đối tượng nào đó. Đơn vị được tính bằng Hertz (Hz).

Dung lượng băng thông là gì

Dung lượng băng thông được hiểu là tốc độ Băng thông lớn nhất mà cơ sở hạ tầng mạng có thể tạo ra. Thuật ngữ kỹ thuật gọi chúng là tốc độ bit ròng hay tốc độ bit cao nhất, tốc độ thông tin hoặc là tốc độ bit hữu ích ở lớp vật lý (trong mô hình OSI).

Tiêu thụ băng thông mạng là gì

Đây là thuật ngữ mà bạn ít nghe thấy nhưng nó lại chính là điều mà bạn lại thường thấy nhất.

Băng thông tiêu thụ trong bit/ s, tương ứng với đạt được thông lượng hoặc lưu lượng, tức là, tỷ lệ trung bình của truyền dữ liệu thành công thông qua một con đường thông tin liên lạc.

Website của bạn khi được đưa lên mạng internet, khi khách truy cập tương tác với bạn thì lúc này web server cần đưa một lượng thông tin (Dung lượng) nhất định để hiển thị cho người dùng.

Khi đó, trang website Load nhanh hay chậm phụ thuộc vào băng thông của khách và của bạn. Khi tải xong thì Hosting của bạn cũng tiêu thụ một lượng băng thông tương ứng để hiển thị toàn bộ thông tin đó ra.

Nếu website của bạn có càng nhiều lượt truy cập thì lượng băng thông tiêu tốn càng lớn. Khi đó, bạn cần để ý xem dung lượng băng thông của mình trong Hosting có bị giới hạn hay không. Nếu như Hosting của bạn hết băng thông thì website sẽ không thể hoạt động được, trình duyệt sẽ báo lỗi KHÔNG PHẢN HỒI tới người dùng, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng website của bạn.

Vậy nên, bạn cần rất để ý đến vấn đề này.

Domain (tên miền)

Tên miền trong Hosting sẽ được quản lý như sau:

Tên miền chính

Là tên miền mà bạn đăng ký ban đầu với nhà cung cấp dịch vụ Hosting. Khi đó, họ sẽ cấu hình tên miền chính này gắn liền với hosting của bạn luôn. Sau này, nếu muốn thay đổi thì bắt buộc bạn phải nhờ đến sự can thiệp kỹ thuật từ nhà cung cấp Hosting.

Tên miền phụ (Sub Domain)

Tên miền phụ thông thường sẽ có dạng: sun-domain.tenmien.com. Tên miền phụ thường được dùng để tạo ra các trang chuyên đề, trang chuyên môn, trang sự kiện của doanh nghiệp…

Tên miền thêm (addon Domain)

Addon Domain có ý nghĩa khác hẳn so với Sub Domain. Nếu như Sub Domain bị phụ thuộc vào gốc tên miền chính thì addon Domain là một tên miền mới hoàn toàn.
Khi thêm addon Domain vào hosting thì bạn cần kiểm tra xem nhà cung cấp mở cho bạn số lượng addon là bao nhiêu, bạn cũng cần tạo thư mục chứa các file của website gắn với addon Domain.

Thông thường, các gói Hosting nhỏ sẽ có từ 1-2 addon Domain.

Sửa, xoá Domain

Nếu như thêm được các Domain mới vào thì Hosting cũng cho phép bạn xoá các Domain nếu cần. Tuy nhiên, để xoá Domain gốc gắn liền với Hosting thì bạn phải liên hệ với đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật.

Có thể bạn muốn biết: Hosting có thể chứa được tối đa bao nhiêu website, Domain?

Loại ổ cứng

Ổ cứng HDD

Đây là loại thiết bị phần cứng để lắp ráp cho các hệ thống server từ lâu rồi. Với ưu điểm là chi phí thấp, dung lượng lớn; ổ cứng HDD khá phù hợp với những khách hàng có nhu cầu không cao.

Điểm yếu của các loại Hosting sử dụng ổ cứng HDD là tốc độ đọc ghi bị hạn chế khá nhiều.

Ổ cứng SSD

Đây là loại thiết bị phần cứng mới, được sử dụng rất nhiều hiện tại. Với ưu điểm tốc độ đọc ghi và xử lý dữ liệu nhanh gấp 5-10 lần ổ cứng HDD thì việc giá thành có cao hơn ổ cứng HDD một chút cũng không là vấn đề quá lớn.

Ưu điểm tiếp theo nữa là Hosting sử dụng ổ cứng SSD không sử dụng đĩa than nên sẽ không có tình trạng bị BAD Ổ CỨNG. Điều đó giúp cho dữ liệu của bạn an toàn hơn rất nhiều.

Xem thêm: Unlimited Hosting là gì? Cách lựa chọn Hosting không giới hạn tốt nhất

Uptime

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ uy tín và nổi tiếng hiện nay thì cơ bản hệ thống server của họ đều được đặt tại các trung tâm Datacenter chuẩn Tier 3 quốc tế nên việc uptime thường được đảm bảo lên tới 99,99%.

Website để hoạt động được tốt thì Hosting không nên có thời gian downtime quá 15 phút/ năm.

Vị trí đặt máy chủ

Trong một bài viết trước, MDIGI có hướng dẫn chi tiết cách lựa chọn Hosting nước ngoài và khi nào thì nên chọn hosting nước ngoài.

Vị trí đặt máy chủ tác động rất lớn tới tốc độ website của bạn. Nếu như khách hàng của bạn ở Việt Nam thì nên lựa chọn Hosting tại Việt Nam, ở Mỹ thì nên chọn Hosting ở Mỹ… như vậy sẽ là tốt nhất.

Chi phí dịch vụ

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ Hosting với nhiều mức giá khác nhau, nhiều gói Hosting khác nhau. Trong đó rẻ nhất là các gói Shared Hosting – hay còn gọi là Hosting giá rẻ. Nếu nhu cầu của bạn không quá lớn và không yêu cầu bảo mật cao thì gói Shared Hosting là phù hợp nhất.

Ngoài ra, một số đơn vị ở Việt Nam còn cung cấp các gói Hosting chất lượng cao với mức giá phù hợp. Các gói Hosting này đều là Hosting SSD với cấu hình khá tốt và độ ổn định cũng như tốc độ đường truyền cao. MDIGI cũng chính là đơn vị như vậy.

Xem thêm: Bối rối giữa rừng Hosting ? Không biết chi phí Hosting bao nhiêu là hợp lý.

Hướng dẫn kiểm tra dung lượng hosting với cPanel

Khái niệm cPanel là gì?

CPanel là một trong những phần mềm quản trị hosting hiện đại, chuyên nghiệp nhất ngày nay. Ưu điểm lớn nhất của Cpanel chính là ở việc cài đặt, sử dụng và quản lý hầu như khá đơn giản, được tự động hóa nhiều tác vụ. Tại trang quản lý dành cho khách hàng, Cpanel cũng tỏ ra vượt trội so với các phần mềm quản lý hosting khác như DirectAdmin hay VistaPanel.

Cách kiểm tra dung lượng hosting với cPanel

Hiện nay có nhiều cách để bạn có thể kiểm tra dung lượng Hosting với Cpanel. MDIGI sẽ hướng dẫn bạn 02 cách đơn giản nhất:

Kiểm tra dung lượng Hosting ngay tại giao diện quản lý Hosting

Ngay sau khi bạn đăng nhập thành công vào trang quản trị Hosting, bạn sẽ được tiếp cận với giao diện quản lý. Tại đây sẽ hiện lên hầu hết toàn bộ thông tin của hệ thống. Bạn hãy để ý vào widget STATISTIC bên phải của giao diện:

kiem-tra-dung-luong-hosting-don-gian

Khi đó, Dung lượng Hosting của bạn sẽ hiện ra là Disk Usage: xGB/nGB(a%). Trong đó, xGB là số dung lượng bạn đã sử dụng, nGB là tổng dung lượng mà bạn có, a% là tỷ lệ phần trăm dung lượng bạn đã sử dụng.

Ngoài hiển thị thông tin dung lượng, phần Statistic còn thể hiện:

  • Addon Domain
  • Dung lượng Database
  • RAM
  • CPU
  • Băng thông
  • Sub-Domain
  • Host Mail

Kiểm tra dung lượng Hosting bằng Disk Usage

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel. Trong phần “FILES” => Nhấp chọn “Diskspace Usage”.

kiem-tra-dung-luong-hosting-don-gian-bang-disk-usage

Bước 2: Trong “Disk Space Usage” sẽ có một bảng thông báo tổng quát về dung lượng của từng thư mục và các thư mục con trên hosting.

thong-tin-dung-luong-hosting-tren-disk-usage
thong-tin-dung-luong-hosting-tren-disk-usage-1

Hướng dẫn kiểm tra dung lượng hosting với DirectAdmin

Khái niệm DirectAdmin là gì?

DirectAdmin là một trong những Bảng điều khiển Hosting (Control Panel) dành cho người quản trị Web Hosting được ưa chuộng hiện nay với giao diện trực quan, dễ sử dụng. DirectAdmin cung cấp các tính năng như xem, thay đổi thiết lập phần cứng và phần mềm của máy chủ. Đồng thời nâng cao tính bảo mật và kiểm soát tài khoản người dùng.

Kiểm tra dung lượng hosting với DirectAdmin

Kiểm tra dung lượng Hosting ngay tại giao diện quản lý Hosting

Cũng giống như Cpanel, khi bạn đăng nhập thành công vào giao diện quản trị User của Direct admin thì toàn bộ thông tin cơ bản của Hosting cũng được hiện ra để bạn có thể dễ theo dõi.

Toàn bộ thông tin về dung lượng Hosting, bạn quan sát Widget MESSAGE SYSTEM:

Kiểm tra dung lượng hosting đơn giản với DirectAdmin
  • Disk Space: Có 02 thông số là Used và Max tương ứng với số đã sử dụng và dung lượng tối đa.
  • BandWidth
  • Emails
  • FTP Account
  • Database
  • Inodes

Kiểm tra dung lượng Hosting bằng Logs

– Login vào giao diện user trên DirectADmin –> Site Summary / Statistics / Logs.

Kiểm tra dung lượng hosting với DirectAdmin bằng Logs

Xem và cập nhật thống kê dung lượng ổ cứng trên DirectAdmin

– Tại đây bạn sẽ xem được dung lượng ổ cứng sử dụng.

thong-tin-chi-tiet-dung-luong-hosting-direct-admin

Xem và cập nhật thống kê dung lượng ổ cứng trên DirectAdmin

Để update dung lượng lưu trữ, bạn click vào “Update”.

Xem thêm: TOP 8 phần mềm quản lý Hosting tốt nhất 2023

Câu hỏi thường gặp:

Có những loại Hosting nào ?

Hosting hiện nay có rất nhiều loại khác nhau phù hợp với từng mục đích, ngôn ngữ lập trình web cũng như phù hợp các yêu cầu khác nhau. Về cơ bản chia làm các loại sau:

  • Cloud Hosting Linux: Là một dạng Hosting Linux trên môi trường Cloud, có nhiều ưu điểm vượt trội về tốc độ, giá thành và độ an toàn dữ liệu hơn so với Hosting Linux thông thường.
  • Hosting Windows: Hosting dành riêng cho hệ điều hành windows
  • Database Hosting: Hosting dành riêng cho việc lưu trữ Database, tăng cường bảo mật dữ liệu trong database, tránh mọi rủi ro về bảo mật, an toàn dữ liệu và chống tấn công.
  • Laravel Hosting: Hosting dành riêng cho Laravel – một frame PHP được tối ưu cho những nhà phát triển website. Laravel đang ngày càng được nhiều người trên thế giới tin tưởng sử dụng.
  • Cloud Hosting Windows: Là một dạng Hosting windows trên môi trường Cloud.
  • Hosting Linux: Là dạng hosting phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Được đa số nhà phát triển website PHP tin dùng.
  • Podcast Hosting: Hosting được tạo ra để dành riêng cho các nhà sáng tạo nội dung Podcast.
  • MongoDB Hosting
  • Nodejs Hosting
  • WordPress Hosting: Tối ưu hóa cho các website WordPress với việc hỗ trợ cài đặt chỉ bằng 1 click, tối ưu hóa về hiệu suất cho các website WordPress.
  • Reseller Hosting: Hosting dành cho các đại lý phân phối Hosting cho người dùng cuối.
  • Shared Hosting: Là gói Hosting mà các khách hàng là người dùng cuối thường sử dụng. Tài khoản quản trị của khách hàng chỉ có quyền trong phạm vi gói Shared Hosting của họ. Giá thành gói này bao giờ cũng rẻ nhất và hiệu suất đủ dùng.

Nên chọn Hosting windows hay Hosting Linux?

Để trả lời câu hỏi này, MDIGI đã có 1 bài viết giới thiệu rất chi tiết. Mời bạn tham khảo thêm: Phân vân giữa Hosting Linux và Hosting Windows? Chọn cái nào?

Có được dùng thử Hosting không?

Có, nhiều đơn vị sẵn sàng cho bạn trải nghiệm dùng thử hosting trước khi mua. Mời bạn theo dõi thêm tại: Hosting dùng thử 07 ngày | Test mát máy – Không mua không sao

Khi mua Hosting cần quan tâm các thông số nào, cách cấu hình ra sao?

Mời bạn xem thêm tại: Web Hosting là gì? Hướng dẫn cấu hình Web Hosting chi tiết

Kết luận:

Và như vậy, trong bài viết này MDIGI đã giới thiệu bạn cách để kiểm tra dung lượng Hosting trên 02 phần mềm quản trị Hosting phổ biến nhất hiện nay là Cpanel và Direct admin. Nếu bạn là người mới tiếp cận với hệ quản trị Hosting và có câu hỏi hay thắc mắc nào, vui lòng comment xuống bên dưới.

Chúng tôi sẽ giải đáp tất cả điều đó cho bạn.

Xin cám ơn đã theo dõi và mong muốn đồng hành cùng các bạn!


Đánh giá: 

5/5 (2)
Lưu ý:

*Thông tin trong bài viết đều là những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ sáng tạo tại MDIGI . Mọi hành vi sao chép vui lòng ghi trích dẫn nguồn MDIGI.vn! Xem Điều khoản & điều kiện của Chúng tôi.

*Cập nhật mới nhất ngày: 10/05/2023

Đôi nét về tác giả Mạnh Đức

Mạnh Đức

Tốt nghiệp Đại học kỹ thuật Lê Quý Đôn năm 2018 nhưng đã bắt đầu với Digital Marketing từ những năm 2015. Với kinh nghiệm thực chiến từ hàng trăm dự án, Mạnh Đức muốn mang những gì tốt nhất cho khách hàng của MDIGI.

33 bài viết cùng chủ đề Hosting

TOP 8 phần mềm quản lý Hosting tốt nhất 2023
Các Scripts Quan trọng trên WHM/CPanel
Tổng quan về WHM [Phần 6]: Reseller trên WHM
Shared Hosting là gì? Có tốt cho SEO website không?
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận