Liên hệ tư vấn

Tổng quan về WHM [Phần 6]: Reseller trên WHM


Phần 6: Giới thiệu Reseller trên WHM. Nó là một phần cực kỳ quan trọng đối với hệ thống. Nó cho phép bạn có thể cấp tài khoản Reseller cho người dùng để họ có thể có nhiều quyền hơn với tài khoản quản lý hosting của họ. Thường được sử dụng để cung cấp các gói Hosting Reseller cho nhà bán lẻ.

Tổng quan về WHM – Mạnh Đức MDIGI

Change Ownership of an Account. 

Tùy chọn cho phép chỉnh sửa quyền sở hữu các tài khoản. Khi bấm vào tùy chọn trên thì mặc định sẽ load qua tùy chọn “Modify Account Properties” trong “Account Functions”. 

Lúc này chọn user mà bạn muốn sửa đổi, nhấn vào Modify.Cửa sổ Basic Information hiện ra. Chọn Account Owner với tên tài khoản sở hữu (Quyền sở hữu tài khoản ). 

Change Ownership of Multipe Accounts. 

Thay đổi quyền sở hữu nhiều tài khoản. 

Edit Reseller nameservers and Privileges. 

Màn hình này cung cấp một số tùy chọn cấu hình cho các tài khoản đại lý của bạn. Chúng ta có thể tăng quyền hạn cũng như giảm bớt quyền hạn cho các tài khoản đại lý. 

Trong phần Account Creation Limits, chúng ta có các tùy chọn sau : 

  • Limiting the total number of accounts the reseller can create: Hạn chế số lượng tài khoản mà 1 tài khoản đại lý có thể tạo ra. 
  • Limit accounts that [user] can create by Resource Usage……: Hạn chế các tài khoản mà tài khoản đại lý có thể tạo ra bằng cách sử dụng tài nguyên. 
  • Specify which packages sieunhan can use for account creation: Xác định các gói (package) mà tài khoản đại lý có thể sử dụng để tạo tài khoản.  
  • Giới hạn số lượng tài khoản mà tài khoản đại lý có thể tạo ra cho mỗi gói (package). Mặc định khi chọn tùy chọn này thì tùy chọn phía bên trên sẽ được check vào. 

Tiếp là “Feature Limits (ACL List)”, các tính năng hạn chế. Thì theo mặc định mỗi tài khoản đại lý sẽ có các quyền hạn ( tính năng) sau:  

  • Setup Remote Access Key 
  • List Subdomains 
  • Change WHM Theme 
  • Branding 
  • Access to any installed Plugins 

Ngoài ra bạn cũng có thể thêm các tính năng khác thông qua danh sách ACL List trong trình chọn. Cũng như thêm các tính năng bằng cách check từng tính năng tương ứng: 

  • Standard Privs: Bao gồm các chức năng quản lý các Account,DNS , Cluster như tạo xóa, quản lý thông tin…. 
  • Package Privs: Cho phép tạo mới hoặc thay đổi thông số các gói web hosting thuộc quyền của reseller, như tạo các gói (package) không giới hạn băng thông, không giới hạn đĩa cứng,…. 
  • Global Privs: Cho phép user Reseller xem thông tin của Server, Cho phép chỉnh sửa cũng như tạo mới một local, cũng như có quyền restart các dịch vụ…. 
  • Super Privs: Cho phép reseller có các quyền như Chỉnh sửa Account, Giới hạn băng thông, Chỉnh sửa Quota, biến một tài khoản thành tài khoản demo…. 
  • Root Access: Đây là quyền hạn cao nhất có thể, cho phép Reseller có các quyền như quyền Root. 

Để lưu lại những gì đã cấu hình phía trên chúng ta gõ tên của ACL.  

Ngoài ra ở cuối trang còn có mục “Nameserver” – Ở đây bạn có thể thiết lập mặc định nameserver sử dụng khi đại lý bán lẻ này tạo ra một tài khoản. Chúng ta để mặc định nếu không muốn thay đổi. Nhấn Save All Settings để tiến hành  lưu lại công việc cấu hình. 

Email All Resellers. 

Bạn có thể gửi email cho tất cả các đại lý ( Tài khoản reseller ) của bạn cùng một lúc. 

Manage Reseller’s IP Delegation. 

Nếu ta có nhiều địa chỉ IP riêng, thì việc gán ( hay bán) lại cho các tài khoản reseller cho chúng toàn quyền quyết định. Đây là những địa chỉ IP dành riêng thường được sử dụng cho trang web lưu trữ nội dung SSL và cho những người dùng không muốn chia sẻ một địa chỉ IP. 

Chọn user cần thiết cho việc thiết lập, Tại đây chúng ta có 2 thiết lập : 

  • Open Delegation:  Thiết lập tuỳ chọn này cho phép các tài khoản reseller  để dành bất kỳ địa chỉ IP có sẵn cho một tài khoản nước. 
  • Restricted Delegation: Tùy chọn này hạn chế tài khoản reseller chỉ có thể dành một trong những địa chỉ IP được kiểm tra dưới đây để sở hữu một tài khoản. 

Manage Reseller’s Shared IP. 

Tính năng này cho phép các địa chỉ IP có thể được chia sẻ cho một đại lý. Nhiều đại lý có thể sử dụng cùng một địa chỉ IP chia sẻ, tuy nhiên một đại lý chỉ có thể dành các địa chỉ IP được chia sẻ cho 1 tài khoản. 

Reseller Center. 

Trung tâm tài khoản đại lý. Trong mục này sẽ cho phép chúng ta thiết lập các tuỳ chọn liên quan đến tài khoản reseller.  

Add / Remove Reseller Accounts: Trong tuỳ chọn này chúng ta sẽ tiến hành thêm 1 tài khoản bình thường lên tài khoản reseller, hoặc là gán 1 tài khoản reseller xuống tài khoản bình thường. 

“Change Account Ownership / Email Resellers”: Tuỳ chọn này cho phép thay đổi chủ sở hữu tài khoản reseller, email của tất cả các tài khoản reseller. 

“Change Ownership of an account”: Mặc định khi bấm vào tuỳ chọn này thì WHM sẽ chuyển sang cửa sổ “ Change Ownership of an Account”. Và từ đó sẽ một lần  nữa chuyển tiếp tới “Modify an Account”  trong “Account  Functions”. 

“Email all Reseller”: Chuyển tiếp qua tuỳ chọn “Email all Reseller”. Bạn có thể gửi email cho tất cả các đại lý ( Tài khoản reseller ) của bạn cùng một lúc. 

Reset Resellers: Chúng ta có 2 tuỳ chọn trong phần này:  

  • Apply an ACL list to multiple resellers:  Trong tuỳ chọn này sẽ cho phép chúng ta thay đổi các quyền lợi của các tài khoản đại lý thông qua việc chọn lựa các chính sách về quyền lợi đã được lưu lại ( ACL list). 
  • Reset package permissions to default: Tuỳ chọn này cho phép bạn có thể buộc một đại lý bán lẻ chỉ sử dụng các gói mà họ sở hữu. Điều này sẽ ghi đè lên các gói phần mềm khác mà họ hiện đang dùng. 

Reseller Modifications: Tinh chỉnh tài khoản Reseller: 

  • Edit Privileges /Nameservers: Khi bấm vào tuỳ chọn này mặc định sẽ trở về tuỳ chọn “ Edit Reseller nameservers and privileges”. 
  • Change Ownership of Multiple Accounts: Khi bấm vào tuỳ chọn này mặc định trở về tuỳ chọn “ Change Ownership of Multiple Accounts”. Tính năng này cho phép thay đổi quyền sở hữu nhiều tài khoản. 
  • View Usage/Stats and Manage (suspend, terminate, etc): Tính năng này cho phép bạn theo dõi các đại lý thông qua không gian đĩa đã sử dụng và hạn ngạch băng thông. Bạn cũng có thể sử dụng bộ tính năng này để đình chỉ (suspend), unsuspend, và chấm dứt tài khoản đại lý bán lẻ. 
  • Ở bảng giao diện bảng đình chỉ hoặc không đình chỉ tài khoản reseller. Suspend All …Account: Đình chỉ hoạt động của tất cả tài khoản con của tài khoản reseller. Nếu check vào “Suspend Reseller’s Main Account” phía trên thì tài khoản reseller cũng bị Suspend luôn. 
  • Unsuspend All …Account s: Khôi phục lại trạng thái bình thường ( không bị đình chỉ) của tất cả các tài khoản chịu sự quản lí của tài khoản reseller. Nếu như tài khoản reseller bị Suspend trong phần tuỳ chọn phía trên thì nên check vào “ Unsuspend Reseller’s Main Account” để bỏ trạng thái đình chỉ hoạt động. 
  • Terminate All … Accounts. Xoá bỏ tất cả các tài khoản thuộc sở hữu của tài khoản reseller ra khỏi hệ thống, Nếu muốn xoá luôn tài khoản reseller đó thì ta check vào “Terminate Reseller’s Main Account” ở phía trên. 
  • Manage IP Delegation: Khi bấm vào tuỳ chọn này thì mặc định sẽ trở về tuỳ chọn Manage Reseller’s IP Delegation. 
  • Mange Main Shared / IP-less IP. Khi bấm vào tuỳ chọn này thì mặc định sẽ trở về tuỳ chọn “Manage Reseller’s Shared IP”  

Show Reseller Accounts. 

  • Tuỳ chọn liệt kê danh sách các tài khoản đại lý ( reseller) và các tài khoản thuộc quyền quản lý của nó.

MDIGI Gợi ý bạn Series 30 bài hướng dẫn về WHM cùng một số bài liên quan:

1. Tổng quan về WHM [Phần 1]: Cấu hình Máy chủ

2. Tổng quan về WHM [Phần 2]: Cài đặt phần Hỗ trợ

3. Tổng quan về WHM [Phần 3]: Cài đặt mạng

4. Tổng quan về WHM [Phần 4]: Cài đặt Bảo mật

5. Tổng quan về WHM [Phần 5]: Cài đặt Server Contact

6. Tổng quan về WHM [Phần 6]: Cài đặt Resellers

7. Tổng quan về WHM [Phần 7]: Cấu hình Dịch vụ

8. Tổng quan về WHM [Phần 8]: Cài đặt Vị trí, địa phương, ngôn ngữ

9. Tổng quan về WHM [Phần 9]: Backup

10. Tổng quan về WHM [Phần 10]: Cluster/ Remote Access

11. Tổng quan về WHM [Phần 11]: System Reboot

12. Tổng quan về WHM [Phần 12]: Server Status

13. Tổng quan về WHM [Phần 13]: Thông tin tài khoản

14. Tổng quan về WHM [Phần 14]: Quản lý tài khoản

15. Tổng quan về WHM [Phần 15]: Quản lý nhiều tài khoản

16. Tổng quan về WHM [Phần 16]: FrontPage

17. Tổng quan về WHM [Phần 17]: Transfer

18.Tổng quan về WHM [Phần 18]: Themes

19. Tổng quan về WHM [Phần 19]: Pakages

20. Tổng quan về WHM [Phần 20]: Quản trị DNS

21. Tổng quan về WHM [Phần 21]: Quản trị Cơ sở dữ liệu

22. Tổng quan về WHM [Phần 22]: Quản lý IP

23. Tổng quan về WHM [Phần 23]: Cài đặt phần mềm

24. Tổng quan về WHM [Phần 24]: Email

25. Tổng quan về WHM [Phần 25]: Theo dõi tình trạng hệ thống

26. Tổng quan về WHM [Phần 26]: CPanel

27. Tổng quan về WHM [Phần 27]: SSL/TSL

28. Tổng quan về WHM [Phần 28]: Restart Services

29. Tổng quan về WHM [Phần 29]: Dành cho nhà phát triển

30. Tổng quan về WHM [Phần 30]: Các Plugin cài vào WHM

31. Hướng dẫn sử dụng cPanel chi tiết từ A đến Z

32. Hướng dẫn cài đặt WHM chi tiết nhất


Đánh giá: 

5/5 (1)
Lưu ý:

*Thông tin trong bài viết đều là những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ sáng tạo tại MDIGI . Mọi hành vi sao chép vui lòng ghi trích dẫn nguồn MDIGI.vn! Xem Điều khoản & điều kiện của Chúng tôi.

*Cập nhật mới nhất ngày: 24/03/2023

Đôi nét về tác giả Mạnh Đức

Mạnh Đức

Tốt nghiệp Đại học kỹ thuật Lê Quý Đôn năm 2018 nhưng đã bắt đầu với Digital Marketing từ những năm 2015. Với kinh nghiệm thực chiến từ hàng trăm dự án, Mạnh Đức muốn mang những gì tốt nhất cho khách hàng của MDIGI.

33 bài viết cùng chủ đề Hosting

TOP 8 phần mềm quản lý Hosting tốt nhất 2023
Các Scripts Quan trọng trên WHM/CPanel
Tổng quan về WHM [Phần 6]: Reseller trên WHM
Shared Hosting là gì? Có tốt cho SEO website không?
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận