Liên hệ tư vấn

Web Hosting là gì? Hướng dẫn cấu hình Web Hosting chi tiết


Có phải bạn đang tìm kiếm thông tin về các yêu cầu cấu hình cần thiết để có thể cài đặt và vận hành một trang web trên dịch vụ lưu trữ web hosting? Các thông tin cụ thể  như hệ điều hành, phiên bản PHP, MySQL và các tính năng khác như dung lượng lưu trữ, băng thông, độ tin cậy và hỗ trợ kỹ thuật? Trong bài viết này MDIGI sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn.

Các thông số cấu hình Web hosting cơ bản

web-hosting-1

1. Dung lượng (Disk Space):

Bất kỳ gói Hosting nào cũng có thông số này, đây là thuật ngữ chỉ sức chứa vật lý, tương tự như dung lượng của ổ cứng trên máy tính hoặc USB của bạn vậy. Bạn có quyền Up/Down file mã nguồn web lên gói Hosting này miễn sao không vượt quá giới hạn của nó.

Các gói hosting thông thường có dung lượng: 512MB, 1GB, 2GB, 5GB,.. càng cao thì sức chứa càng nhiều.

2. Băng thông (Bandwidth ):

Băng thông của hosting là tổng dung lượng Up/Down File trong 1 tháng. Bạn lưu ý băng thông web hosting không đại diện cho tốc độ truyền dữ liệu, mà nó đại diện cho tổng dung lượng truyền tải mà thôi.

Ví dụ: Gói hosting có băng thông 10GB/tháng. Giả sử mỗi người truy cập vào web của bạn sẽ xem trung bình là 5 trang và dung lượng tải mỗi trang (page size) là 2MB. Như vậy, mỗi người truy cập sẽ tốn 10MB, mỗi lần xem trang web đồng nghĩa với việc download dữ liệu về. Suy ra, gói hosting 10GB sẽ cho phép tối đa khoảng 1024 người truy cập/tháng (10GB = 10240MB)

3. Addon Domain:

Là số tên miền bổ sung được thêm vào Hosting của bạn.

Ví dụ: gói hosting của bạn có Addon domain là 2, như vậy, bạn có thể đặt 3 web (2 addon domain + 1 domain chính) chạy trên cùng 1 gói hosting đó.

Các thông số cấu hình webhosting nâng cao

1. CPU:

CPU (Central Processing Unit) là một trong những yếu tố quan trọng của một hosting, nó đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các yêu cầu từ người dùng và phản hồi lại kết quả cho họ.

cpu-hosting

Mức độ ảnh hưởng của CPU đến sức mạnh của hosting phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại hosting, loại ứng dụng, số lượng người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng, cấu hình hệ thống và một số yếu tố khác.

Ví dụ, đối với một website cá nhân hoặc blog với lượng truy cập trung bình, một CPU có tốc độ trung bình hoặc cao đều có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, đối với các website thương mại điện tử hoặc ứng dụng có số lượng người dùng đông đảo, cần sử dụng các CPU có tốc độ xử lý cao và có khả năng xử lý đa luồng tốt để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.

CPU của hosting là thông số của CPU cũng như % CPU đang sử dụng của Host. Thông thường gói hosting có CPU dao động từ 75% – 300%. Thông số này càng cao khả năng xử lý của hosting càng mạnh.

Ví dụ: Gói hosting có CPU: 2 core (200%), hoặc 3 core (300%).

2. Bộ nhớ RAM (Memory Ram):

Đây là thông số giống máy tính của bạn. Bất kỳ gói Hosting nào cũng có thông số Ram, nó có thể chung Ram với các Hosting khác hoặc xài một thanh Ram riêng biệt. Chỉ số này càng cao thì website của bạn càng chạy khỏe và mượt mà.

Ví dụ: Gói hosting có 768MB, hoặc 1GB, hoặc 2 GB..

3. Disk I/O (Input/Output):

I/O của hosting là giới hạn tốc độ truyền tải dữ liệu từ Host đến người dùng và được tính bằng Kb/s. Chỉ số này càng cao thì người dùng sẽ tải web nhanh hơn từ đó tăng trải nghiệm người dùng tốt hơn. Thông thường chỉ số này là 10Mb/s.

Riêng đối với các gói Hosting giá rẻ thấp nhất của MDIGI thì tốc độ I/O đã là 20Mb/s. Các gói cao cấp hơn có tốc độ đọc ghi còn cao hơn rất nhiều.

4. Number of Process:

Đây là tổng thông số tiến trình chạy trên Hosting. Thông thường các nhà cung cấp sẽ để ẩn thông tin này và nó sẽ dao động từ 50 – 200 tiến trình. Nếu vượt quá ngưỡng thông số này thì khi người dùng truy cập website sẽ gặp lỗi 500 hoặc 503.

5. SSL (https):

Chứng chỉ số SSL là một giao thức mã hóa các thông tin trên đường đi từ thiết bị của người dùng đến Website. Các web khi bạn truy cập có https là đã cài SSL. Thông thường các nhà cung cấp lớn luôn cài sẵn SSL miễn phí Let’s Encrypt khi bạn mua bất kỳ gói Hosting nào.

Hướng dẫn quản lý hosting, cấu hình website trên hosting

Đây là bước gần như khởi đầu ngay sau khi bạn mua thành công hosting từ nhà cung cấp. Nếu bạn mua gói Hosting có quản lý (Managed Hosting) thì nhà cung cấp họ sẽ làm thay cho bạn hết. Còn nếu bạn mua gói Hosting thông thường thì bạn sẽ phải làm mọi việc.

Xem thêm: Unmanaged Hosting là gì? Ưu nhược điểm của Unmanaged Hosting

Cấu hình webhosting

Cấu hình web hosting thường gồm các bước sau:

phan-mem-quan-ly-hosting
  1. Đăng nhập vào trang quản trị web hosting.
  2. Tạo tài khoản sử dụng web hosting, nếu cần thiết.
  3. Tạo các tên miền, tùy thuộc vào số lượng tên miền được hỗ trợ trong gói web hosting.
  4. Tạo các địa chỉ email liên quan đến tên miền. (Tuỳ chọn)
  5. Cấu hình các thông số cơ bản của web hosting như dung lượng lưu trữ, băng thông, hệ điều hành, phiên bản PHP, MySQL và các tính năng khác.
  6. Tùy chỉnh cấu hình bảo mật, cài đặt SSL, tạo bản sao lưu và các thiết lập bảo mật khác.
  7. Thêm các ứng dụng và phần mềm như WordPress, Joomla, Drupal và các ứng dụng khác nếu cần thiết.

Lưu ý rằng quy trình cấu hình web hosting có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ web hosting.

Khi cấu hình web hosting, cần lưu ý các yếu tố sau đây:

  • Tính năng và thông số kỹ thuật của gói web hosting như dung lượng lưu trữ, băng thông, hệ điều hành, phiên bản PHP, MySQL và các tính năng khác.
  • Tạo mật khẩu mạnh để đảm bảo tính bảo mật của tài khoản.
  • Cài đặt SSL để đảm bảo an toàn khi truy cập website và thêm tính năng HTTPS.
  • Tạo bản sao lưu định kỳ để đảm bảo dữ liệu được lưu trữ an toàn và có thể khôi phục khi cần thiết.
  • Cấu hình bảo mật để bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công mạng.
  • Tạo các địa chỉ email liên quan đến tên miền để sử dụng khi gửi và nhận email.
  • Chọn và cài đặt các ứng dụng và phần mềm cần thiết để phát triển website như WordPress, Joomla, Drupal và các ứng dụng khác.
  • Theo dõi và quản lý tài khoản web hosting để đảm bảo hoạt động bình thường của website.

Lưu ý rằng việc cấu hình web hosting cần sự chú ý và kiên trì để đảm bảo tối ưu hóa hoạt động của website.

Cấu hình website

Để cấu hình website lên hosting, có thể thực hiện các bước sau:

  1. Đăng nhập vào trang quản trị web hosting và tạo một tên miền nếu chưa có.
  2. Tải lên các tệp tin website lên hosting thông qua FTP hoặc sử dụng giao diện quản trị của hosting.
  3. Nếu website sử dụng cơ sở dữ liệu, tạo cơ sở dữ liệu trên hostingnhập dữ liệu từ cơ sở dữ liệu trên máy tính vào cơ sở dữ liệu trên hosting.
  4. Cấu hình các tệp tin cấu hình của website (các tệp config) để kết nối đến cơ sở dữ liệu và các tệp tin khác trên hosting.
  5. Kiểm tra lại các tệp tin và cấu hình để đảm bảo website hoạt động đúng trên hosting.
cau-hinh-web-tren-host

Lưu ý rằng các bước này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hosting và công nghệ sử dụng để phát triển website.

Khi cấu hình website lên hosting, cần lưu ý các yếu tố sau đây:

  • Đảm bảo tên miền của website đã được đăng ký và có thể trỏ đến máy chủ hosting.
  • Tải lên các tệp tin của website lên hosting thông qua FTP hoặc giao diện quản trị của hosting.
  • Tạo cơ sở dữ liệu và nhập dữ liệu từ cơ sở dữ liệu trên máy tính vào cơ sở dữ liệu trên hosting nếu website sử dụng cơ sở dữ liệu.
  • Cấu hình tệp tin cấu hình của website để kết nối đến cơ sở dữ liệu và các tệp tin khác trên hosting.
  • Cài đặt các phần mềm cần thiết để phát triển và quản lý website.
  • Cấu hình bảo mật cho website để đảm bảo an toàn và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.
  • Kiểm tra và đảm bảo hoạt động đúng của website trên hosting.

Câu hỏi thường gặp

Mua hosting ở đâu tốt nhất?

Nếu bạn có nhu cầu thuê Hosting thì vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn của MDIGI. Chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn tốt nhất.

Hiện nay, MDIGI cung cấp các gói Hosting chất lượng cao như:

Loại hostingMô tả
Cloud Hosting LinuxLà dạng hosting Linux trên môi trường đám mây, có tốc độ nhanh, giá cả phải chăng và bảo mật dữ liệu cao hơn so với hosting Linux thông thường.
Hosting WindowsLà dạng hosting dành riêng cho hệ điều hành Windows, sử dụng phần mềm quản lý Plesk để quản lý hosting.
Database HostingLà dạng hosting dành riêng cho việc lưu trữ cơ sở dữ liệu, tăng cường bảo mật cho cơ sở dữ liệu và tránh các rủi ro liên quan đến bảo mật, an toàn dữ liệu và chống tấn công.
Laravel HostingLà dạng hosting dành riêng cho Laravel – một framework PHP được tối ưu cho nhà phát triển website. Laravel được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.
Cloud Hosting WindowsLà dạng hosting Windows trên môi trường đám mây.
Hosting LinuxLà dạng hosting phổ biến nhất trên thế giới hiện nay và được đa số nhà phát triển website PHP tin dùng.
Podcast HostingLà dạng hosting được tạo ra để dành riêng cho các nhà sáng tạo nội dung podcast.
MongoDB HostingLà dạng hosting dành riêng cho quản lý cơ sở dữ liệu MongoDB.
Nodejs HostingLà dạng hosting dành riêng cho Node.js – một môi trường thời gian chạy phổ biến để xây dựng các ứng dụng mạng có khả năng mở rộng.
WordPress HostingLà dạng hosting được tối ưu cho các trang web WordPress với tính năng cài đặt chỉ bằng một cú nhấp chuột và hiệu suất tối ưu cho các trang web WordPress.
Reseller HostingLà dạng hosting dành cho các nhà phân phối hosting cho người dùng cuối.
Shared HostingLà gói hosting phổ biến nhất dành cho người dùng cuối. Tài khoản quản trị của người dùng chỉ có quyền quản lý trong phạm vi của gói Shared Hosting của họ. Giá thành của gói này thường rẻ và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.

Hosting Linux có an toàn hơn hosting Windows?

Hosting Linux chạy trên hệ điều hành Linux – một mã nguồn mở nên thông thường khả năng tuỳ biến và vá lỗi của nó sẽ tốt hơn so với Windows. Do đó, hội những người lập trình sẽ thích chọn Hosting Linux hơn vì nó an toàn hơn.

Web hosting Linux và Windows loại nào tốt hơn?

Không có so sánh cụ thể Web Hosting Linux hay Windows tốt hơn. Đúng ra phải so sánh rằng Hosting nào là phù hợp hơn với nhu cầu của bạn. Khi bạn biết rõ nhu cầu của mình là gì thì Hosting đó sẽ phù hợp nhất.

Ví dụ, khi bạn muốn thiết kế một website có khả năng tích hợp các ứng dụng và phần mềm của Windows để quản lý hoặc tính năng nâng cao trên website. Thì lúc này bắt buộc bạn phải lựa chọn Hosting Windows.

Còn lại, khi bạn làm một website Thương mại điện tử, giới thiệu doanh nghiệp, website bán hàng…thì Hosting Linux sẽ hỗ trợ bạn tốt nhất.

Có được dùng thử Hosting không?

Có, nhiều đơn vị sẵn sàng cho bạn trải nghiệm dùng thử hosting trước khi mua. Mời bạn theo dõi thêm tại: Hosting dùng thử 07 ngày | Test mát máy – Không mua không sao

Khi mua Hosting cần quan tâm các thông số nào, cách cấu hình ra sao?

Mời bạn xem thêm tại: Web Hosting là gì? Hướng dẫn cấu hình Web Hosting chi tiết

Chi phí thuê Hosting bao nhiêu thì hợp lý?

Tùy từng nhu cầu mà sẽ có những mức chi phí khác nhau. Ví dụ website của bạn nhỏ và ít truy cập thì nên dùng Hosting với cấu hình vừa phải.

Khi lượng truy cập tăng lên thì bạn nên tăng cấu hình lên và đương nhiên chi phí sẽ tăng lên.

Để biết chi tiết về mức chi phí như nào, mời bạn theo dõi bài viết: Bối rối giữa rừng Hosting ? Không biết chi phí Hosting bao nhiêu là hợp lý.

Mua/ thuê Hosting có phức tạp không?

Thực ra việc thuê hosting khá là đơn giản. Cũng giống như khi bạn vào một trang Thương mại điện tử và mua món hàng bình thường. Điểm khác biệt ở đây là khi thuê hosting thì bạn sẽ phải cấu hình một chút.

Xem thêm: Không biết cách Mua Hosting và mua ở đâu? MDIGI giúp bạn

Nên chọn Hosting SSD của nhà cung cấp Hosting nước ngoài hay nhà cung cấp Hosting Việt Nam?

Câu hỏi này khá là khó để trả lời vì chưa thể biết được nhu cầu chính xác của bạn về Hosting SSD là như nào.

Nếu như bạn quan tâm về giá thành và khách hàng của bạn ở nước ngoài thì bạn nên chọn Hosting nước ngoài.

Nếu bạn muốn hỗ trợ kỹ thuật tốt, giá cao hơn một chút (5-10%) và khách hàng của bạn ở Việt Nam thì có lẽ bạn nên chọn Hosting Việt Nam.

Hosting có thể chứa được tối đa bao nhiêu website và Domain?

Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải xem Gói Hosting bạn mua là gói nào và đơn vị bạn thuê Hosting nữa.

Bởi vì: Số lượng website và Domain là do các đơn vị cung cấp Hosting tự quy định. Bạn nên tham khảo nhiều đơn vị để xem các gói phù hợp với mình.

Tham khảo thêm: Hosting có thể chứa được tối đa bao nhiêu website, Domain?

Tôi có nghe nói đến Dịch vụ Quản lý Hosting, vậy thì Dịch vụ này là gì?

Dịch vụ quản lý Hosting (Managed Hosting) là dịch vụ mà đơn vị cung cấp hosting sẽ thay mặt bạn quản lý toàn bộ hoạt động của Hosting để đảm bảo Website của bạn luôn được hoạt động liên tục và ổn định.

Điều này trái ngược hoàn toàn với các gói Unmanaged Hosting, là các gói mà bạn sẽ tự mình quản lý lấy.

Tôi có thể dùng thử Hosting trước khi mua không?

Đương nhiên là có, để nâng cao chất lượng dịch vụ thì hiện nay rất nhiều đơn vị cung cấp Dịch vụ Hosting tại Việt Nam và trên thế giới đều hỗ trợ cho khách hàng dùng thử Hosting 07 ngày.

Có gói Hosting nào dành riêng cho Website WordPress không?

Có, bạn có thể tham khảo các gói WordPress Hosting của MDIGI.

WHM là gì?

WHM (Web Host manager) là một phần mềm quản lý hosting toàn diện nhất. Giúp người quản trị hệ thống quản lý một cách đơn giản, trực quan.

Dịch vụ Quản lý Hosting là gì?

Dịch vụ Quản lý hosting (Managed Hosting) là một dịch vụ của nhà cung cấp Hosting đưa tới cho người dùng nhằm hỗ trợ khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí và nguồn lực trong việc vận hành Server, hosting.

Ngoài ra còn có gói Hosting khác là Hosting không Quản lý (Unmanaged Hosting), là gói Hosting mà khi bạn thuê nó, nhà cung cấp sẽ trao cho bạn tài khoản quản trị để bạn toàn quyền quản lý nó. Nếu bạn đủ nhân lực kỹ thuật để quản trị hệ thống, quản trị website thì điều này là rất tốt. Thế nhưng nhà cung cấp Hosting sẽ không chịu trách nhiệm nếu có xảy ra bất kỳ sự cố nào mà lỗi là từ bạn.

Có bao nhiêu loại phần mềm quản lý Hosting?

Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều các phần mềm quản lý hosting khác nhau:

  • Cpanel
  • Plesk
  • DirectAdmin
  • AApanel
  • Webmin
  • Virtualmin
  • Vân vân…

PHP hosting là gì?

PHP Hosting là tên gọi chung cho các Hosting hỗ trợ mã nguồn mở PHP. Chi tiết bạn có thể tham khảo trong bài viết: PHP Hosting là gì? TOP 5 PHP Hosting tốt nhất nên biết

MongoDB Hosting là gì?

MongoDB Hosting là một dạng Hosting hỗ trợ tối đa cho cơ sở dữ liệu MongoDB.

Đối với người mới bắt đầu, dịch vụ Hosting MongoDB yêu cầu tài nguyên đáng kể và máy chủ mạnh mẽ. Chưa kể, bạn sẽ cần quyền truy cập root cho nó. Hai yếu tố này loại trừ khả năng sử dụng các gói Shared Hosting giá rẻ cho MongoDB. Thay vào đó, bạn sẽ cần các máy chủ riêng, nghĩa là ít nhất bạn sẽ cần có VPS.


Đánh giá: 

(0 lượt)
Lưu ý:

*Thông tin trong bài viết đều là những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ sáng tạo tại MDIGI . Mọi hành vi sao chép vui lòng ghi trích dẫn nguồn MDIGI.vn! Xem Điều khoản & điều kiện của Chúng tôi.

*Cập nhật mới nhất ngày: 13/05/2023

Đôi nét về tác giả Mạnh Đức

Mạnh Đức

Bắt đầu với hành trình Digital Marketing từ những năm 2015. Trải qua đủ thăng trầm của ngành, tôi đã trang bị được hành trang là kho kinh nghiệm thực chiến quý báu từ trên 200+ dự án thiết kế website và 25+ dự án SEO lớn nhỏ. Mạnh Đức muốn mang những gì tốt nhất cho khách hàng của MDIGI.

33 bài viết cùng chủ đề Hosting

TOP 8 phần mềm quản lý Hosting tốt nhất 2023
Các Scripts Quan trọng trên WHM/CPanel
Tổng quan về WHM [Phần 6]: Reseller trên WHM
Shared Hosting là gì? Có tốt cho SEO website không?
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận