Liên hệ tư vấn

Trình quản lý quảng cáo Facebook


Trình quản lý quảng cáo Facebook là một công cụ hữu ích giúp người dùng tạo và quản lý các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng Facebook một cách hiệu quả.

Với Trình quản lý quảng cáo, người dùng có thể thiết lập các mục tiêu quảng cáo, lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu, tạo các bộ quảng cáo và thiết lập ngân sách, sau đó theo dõi kết quả quảng cáo để tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo của mình.

Sau đây, MDIGI sẽ chia sẻ đến các bạn đọc về cách thiết lập chiến dịch quảng cáo trên nền tảng Facebook một cách hiệu quả với Trình quản lý quảng cáo Facebook:

Tầm quan trọng của Trình quản lý quảng cáo Facebook?

Trình quản lý quảng cáo Facebook là một công cụ giúp bạn tạo và quản lý các chiến dịch quảng cáo trên Facebook, Instagram, Messenger hoặc Audience Network. Bạn có thể thiết lập mục tiêu marketing, chọn đối tượng, ngân sách, vị trí và định dạng quảng cáo, cũng như theo dõi hiệu quả và điều chỉnh chiến dịch của mình.

Trình quản lý quảng cáo Facebook có tầm quan trọng rất lớn trong việc giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng theo đúng đặc tính bạn lựa chọn, tăng doanh số bán hàng và thương hiệu của bạn. Bạn có thể sử dụng Trình quản lý quảng cáo Facebook trên máy tính hoặc tải xuống ứng dụng Trình quản lý quảng cáo dành cho Android và iOS.

Hướng dẫn sử dụng trình quản lý quảng cáo Facebook

Để sử dụng Trình quản lý quảng cáo Facebook, bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản quảng cáo của bạn

Truy cập vào Trình quản lý quảng cáo Facebook và đăng nhập vào tài khoản của bạn.

Nếu bạn chưa có tài khoản quảng cáo, bạn có thể tạo tài khoản mới bằng cách nhấn vào nút “Bắt đầu ngay => Tạo trang” trên trang chủ của Trình quản lý quảng cáo Facebook.

Tiếp theo khi đã có tài khoản bạn chỉ cần nhấp vào nút “Truy cập Trình quản lý quảng cáo” để được chuyển hướng đến tài khoản quảng cáo của mình

Bước 2: Tạo chiến dịch quảng cáo

Tại trang chính của Trình quản lý quảng cáo, bạn có thể chọn “Tạo chiến dịch” để bắt đầu tạo một chiến dịch quảng cáo mới.

Đặt tên cho chiến dịch của bạn và chọn mục tiêu quảng cáo của bạn. Bạn có thể chọn giữa các mục tiêu như tăng tương tác, tăng lượt truy cập, tăng lượt chuyển đổi, v.v.

Ở ví dụ hôm nay mình sẽ chọn mục tiêu là “Khách hàng tìm năng”

Bạn có thể tạo quảng cáo bằng hình ảnh, video, bài đăng hoặc quảng cáo mô tả sản phẩm,… theo mục tiêu của mình nhé!

Bước 3: Thiết lập Trường chiến dịch – Trường nhóm quảng cáo – Trường quảng cáo

Sau khi đã tạo chiến dịch, bạn sẽ được chuyển đến trang tạo bộ quảng cáo (Bao gồm chiến dịch – nhóm quảng cáo – quảng cáo).

Tại đây, bạn cần thiết lập các trường cho phù hợp với mục tiêu chiến lược quảng cáo đã chọn.

Ví dụ mình chọn mục tiêu “Khách hàng tiềm năng” thì mình sẽ thiết lập các trường như sau:

Trường chiến dịch:

Tên chiến dịch

Mình chọn theo mẫu để đồng bộ giữ Trường chiến dịch – Trường nhóm quảng cáo – Trường quảng cáo. Để chỉnh sửa mẫu cho phù hợp hơn bạn hãy nhấp vào “chỉnh sửa mẫu” như hình bên dưới:

Mẫu dùng để làm gì?

Tạo mẫu dựa trên quy ước đặt tên của bạn để các chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo có tên nhất quán với nhau. Những tên này sẽ tự động cập nhật để khớp với cài đặt chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo hiện tại.

Hạng mục chiến dịch

Nếu quảng cáo của bạn có liên quan đến một trong các hạng mục đặt biệt của Facebook thì bạn sẽ chọn hạng mục phù hợp ở đây

Chi tiết chiến dịch

Ở phần tiếp theo bạn có thể xem lại mục tiêu chiến lược mà mình cần chạy quảng cáo đã phù hợp chưa. Nếu chưa phù hợp bạn vẫn có thể tuỳ chỉnh tại phần “Chi tiết chiến dịch” nhé.

Nếu bạn cần giới hạn ngân sách thì ở phần “chi tiết chiến dịch” này sẽ giúp bạn thiết lập giới hạn chi tiêu quảng cáo mà bạn sẽ chi trả và chắc chắn quảng cáo của bạn sẽ không vượt mức giới hạn này.

Thử nghiệm A/B
Ngân sách chiến dịch Advantage

Trường nhóm quảng cáo:

Trong phần này, bạn có thể lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu cho chiến dịch của bạn dựa trên độ tuổi, giới tính, địa điểm, sở thích, v.v. Trước khi thiết lập đối tượng khách hàng bạn cần thiết lập mục lượt chuyển đổi, Meta Pixel, Hạn mức giá thầu mà bạn sẵn sàng chi trả cho mỗi phiên đấu giá, ngân sách và lịch chạy ads, sau đó là vị trí quảng cáo bạn mong muốn quảng cáo của mình sẽ hiển thị. Để hoàn thiện các thiết lập đó bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây để dễ dàng thao tác hơn nhé:

Tên nhóm quảng cáo
Tên-nhóm-quảng-cáo
Lượt chuyển đổi
  • Vị trí chuyển đổi
Mục tiêu hiệu quả

Khi chọn sự kiện chuyển đổi mình muốn thúc đẩy bằng quảng cáo, bạn có thể đặt luôn cả mục tiêu hiệu quả. Thông qua mục tiêu hiệu quả (trước đây gọi là mục tiêu tối ưu hóa cho phân phối quảng cáo), Facebook có thể hiểu cách bạn đo lường thành công của quảng cáo.
Cài đặt này cùng các cài đặt tối ưu hóa và phân phối khác hiện thuộc quy trình thiết lập chuyển đổi.

Hạn mức giá thầu

Hạn mức giá thầu sẽ giúp Meta hiểu được giá thầu bạn muốn cạnh tranh không vượt quá hạn mức bạn đã thiết lập. Điều này rất cần thiết cho những phiên đấu giá với giá thầu quá cao để chiếm được vị trí hiển thị tốt hơn nhưng lại không tối ưu được lượt chuyển đổi cao hơn.

Tính năng phân bổ nội dung động
Ngân sách và lịch chạy
Đối tượng

Bạn có thể dễ dàng tuỳ chỉnh phân khúc đối tượng mục tiêu theo vị trí, độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi,… Đồng thời bạn có thể thêm cả phương pháp loại trừ đối với nhóm đối tượng không phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Vị trí quảng cáo

Bạn có thể tuỳ chọn vị trí xuất hiện quảng cáo hoặc Facebook sẽ tối ưu hiển thị quảng cáo giúp bạn đạt được hiệu quả quảng cáo tốt hơn.

Trường quảng cáo

Trước khi chạy quảng cáo, trường quảng cáo sẽ yêu cầu bạn tạo trang để bắt đầu chạy chiến dịch. Hãy thực hiện theo các bước sau nếu bạn chưa tạo trang nhé:

Tên quảng cáo
Nhận diện

Bạn chỉ cần điền theo các thông tin theo mẫu vào bấm “Tạo trang”

Nội dung quảng cáo

Đây là phần khá quan trọng để truyền đạt nội dung thông điệp của sản phẩm dịch đến khách hàng. Vì vậy việc trau chuốt cho hình ảnh, video quảng cáo bắt mắt, lôi cuốn có thể giúp quảng cáo nhận được lượt chuyển đổi tốt hơn.

Sau khi đã hoàn tất tất cả các bước quảng cáo của bạn sẽ được Facebook hỗ trợ xem trước trên mọi vị trí xuất hiện quảng cáo để bạn có thể điều chính và cân đối quảng cáo tốt hơn khi xuất bản.

Thêm phương thức thanh toán

Chắc chắn việc thêm phương thức thanh toán sẽ cần thiết để bắt đầu một chiến dịch quảng cáo. Để thêm phương thức thanh toán thuận thiện nhất, bạn nên lựa chọn phương thức thanh toán bạn thường sử dụng để thanh toán dễ dàng hơn nhé:

Bước 1: Thêm vị trí và đơn vị tiền tệ

Bước 2: Chọn phương thức thanh toán

Bước 3: Nhập thông tin thẻ và lưu

Hướng dẫn tạo chiến dịch thử nghiệm A/B test trong Trình quản lý quảng cáo Facebook

Sau khi bạn đã hoàn thành tạo chiến dịch quảng cáo, bảng yêu cầu thiết lập chiến dịch thử nghiệm A/B test sẽ hiện ra:

Bước tiếp thep bạn chọn “Sao chép quảng cáo này” hoặc sao chép chiến dịch đã có sẵn.

Đến đây bạn sẽ được chọn biến thể bạn muốn thay đổi để chạy thử nghiệm cho phiên bản B

Bước tiếp theo bạn được đặt tên cho chiến dịch thử nghiệm của mình.

Chọn phương thức so sánh kết quả giữa hai phiên bản như: Chi phí trên mỗi kết quả, Chi phí trên mỗi lượt nhấp (CPC), Chi phí cho mỗi 1000 tài khoản tiếp cận được, chi phí cho mỗi lượt thích trang, chi phí cho mỗi lượt nhắn tin…

Lên lịch chạy quảng cáo và so sánh kết quả đạt được giữa hai phiên bản A/B. Nếu phiên bản nào nhận được lượt chuyển đổi tốt hơn đến trên 80% thì Facebook sẽ dừng chiến dịch sớm hơn dự kiến để bạn không bị tốn kém chi phí.

Sau khi bạn tạo chiến dịch thử nghiệm thành công, hai chiến dịch sẽ có biểu tượng như thế này:

Lưu ý: Trước khi tạo chiến dịch thử nghiệm A/B, bạn nên có một kế hoạch chiến lược rõ ràng và cần phải nghiên cứu thị trường để hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình trên Facebook.

Cách đo lường hiệu quả của chiến dịch thử nghiệm A/B và chiến dịch quảng cáo chuẩn trên Trình quản lý quảng cáo Facebook

Để đo lường hiệu quả của chiến dịch thử nghiệm A/B và chiến dịch quảng cáo chuẩn trên Trình quản lý quảng cáo Facebook, bạn có thể sử dụng các chỉ số và công cụ sau đây:

Tỷ lệ tương tác (CTR): Đây là tỷ lệ giữa số lần nhấp chuột trên quảng cáo của bạn và số lần hiển thị quảng cáo. Tỷ lệ tương tác cao hơn cho thấy quảng cáo của bạn đang hoạt động tốt hơn.

Chi phí mỗi lần nhấp chuột (CPC): Đây là chi phí trung bình cho mỗi lần nhấp chuột trên quảng cáo của bạn. Nếu CPC của bạn đang giảm, điều đó có nghĩa là chiến dịch quảng cáo của bạn đang hoạt động tốt hơn.

Tỷ lệ chuyển đổi (CVR): Đây là tỷ lệ giữa số lần chuyển đổi (như đăng ký, mua hàng, tải xuống ứng dụng) và số lần nhấp chuột trên quảng cáo. Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn cho thấy quảng cáo của bạn đang thu hút được đúng đối tượng mục tiêu.

Chi phí trung bình cho mỗi chuyển đổi (CPA): Đây là chi phí trung bình cho mỗi lần chuyển đổi trên quảng cáo của bạn. Nếu CPA của bạn đang giảm, điều đó có nghĩa là chiến dịch quảng cáo của bạn đang hoạt động tốt hơn.

Hướng dẫn bật/tắt, chỉnh sửa nhanh trong Trình quản lý quảng cáo Facebook

Để bật/tắt và chỉnh sửa nhanh quảng cáo trong Trình quản lý quảng cáo Facebook, bạn chỉ cần thực hiện thao tác đơn giản như sau:

Hoặc bấm vào nút “Chỉnh sửa” bạn lưu ý ở góc bên phải trên cùng bạn sẽ nhìn thấy nút Bật/Tắt y như ngoài giao diện tổng quan. Lúc này bạn chỉ cần thao tác Bật/Tắt như bình thường.

Để tạo bản sao cho chiến dịch quảng cáo bạn chỉ cần nhấp vào dấu ba chấm ở góc phải màn hình chọn “Tạo bản sao”

Các thao tác như xóa chiến dịch hay nhóm quảng cáo và quảng cáo các bạn thực hiện giống như bước trên là được nhé!

Tổng quan

Trình quản lý quảng cáo Facebook là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn tạo, quản lý và đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trên Facebook. Bạn có thể sử dụng nó để tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng, tối ưu hóa ngân sách quảng cáo và theo dõi kết quả quảng cáo một cách dễ dàng.

Ngoài ra, trên Trình quản lý quảng cáo Facebook còn cung cấp các công cụ đo lường hiệu quả như Facebook InsightsAd Manager Reports để theo dõi và phân tích các số liệu về hiệu quả của chiến dịch quảng cáo của bạn.

Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ bên ngoài như các phần mềm marketing Facebook, phần mềm bán hàng Facebook, Facebook Pixel để đo lường hiệu quả của chiến dịch của bạn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến các yếu tố ngoại cảnh có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch như thị trường, đối thủ, thời gian, mùa vụ… để đưa ra đánh giá chính xác hơn về hiệu quả chiến dịch quảng cáo của mình nhé!


Đánh giá: 

(0 lượt)
Lưu ý:

*Thông tin trong bài viết đều là những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ sáng tạo tại MDIGI . Mọi hành vi sao chép vui lòng ghi trích dẫn nguồn MDIGI.vn! Xem Điều khoản & điều kiện của Chúng tôi.

*Cập nhật mới nhất ngày: 08/08/2023

Đôi nét về tác giả Misa

Misa

Hiện là Co-Founder, chịu trách nhiệm định hướng phát triển MDIGI lớn mạnh trên nền tảng công nghệ số, giúp khách hàng có thể trải nghiệm được Dịch vụ Uy Tín – Tận Tâm – Chuyên Nghiệp mà chỉ có tại MDIGI.

28 bài viết cùng chủ đề Quảng cáo Facebook

Quảng cáo Youtube Masthead là gì?
Top 9 Công cụ phân tích Fanpage
Quảng cáo chuyển đổi Facebook
Cách chạy quảng cáo Facebook ở nước ngoài
Hướng dẫn chạy quảng cáo Livestream Facebook
Trình quản lý quảng cáo Facebook
Top 12 phần mềm Marketing Facebook miễn phí
Khám phá sức mạnh của Facebook Business Suite
UTM Tracking Code là gì?
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận