Tất tần tật kiến thức về Google Display Network (GDN)
Google Display Network (GDN) có thể giúp bạn quảng cáo hình ảnh/video giới thiệu thương hiệu của doanh nghiệp khi mọi người đang lướt web, xem các video trên YouTube, kiểm tra Gmail hoặc sử dụng các thiết bị di động và ứng dụng để xem tin tức, giải trí,…
Misa MDIGI
Google Display Network (GDN) là gì?
Google Display Networks (Quảng cáo hiển thị) có tên gọi được viết tắt là GDN một mạng quảng cáo Google Ads cho phép bạn quảng bá thương hiệu, dịch vụ hoặc sản phẩm dưới hình thức đồ hoạ hình ảnh sinh động, video trực quan cuốn hút hơn so với hình thức Quảng cáo Google Search.
Sự khác biệt giữa quảng cáo Google GDN & Google Search
Google Adwords có hai mạng quảng cáo khác nhau: Mạng Tìm kiếm và Mạng Hiển thị.
Trong đó, Mạng Tìm kiếm của Google để hiển thị quảng cáo văn bản của bạn trên Google, công cụ tìm kiếm uy tín và phổ biến nhất. Quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện cùng với các kết quả được SEO tự nhiên trên Google và có thể có thêm một số nội dung kêu gọi hành động (CTA) để thu hút khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn.
Mặt khác, Mạng Hiển thị thụ động hơn một chút nhưng lại hiệu quả với doanh nghiệp lớn. Nó tích hợp quảng cáo của bạn vào các trang web được lựa chọn cẩn thận (Google Adsense), nơi nó có thể tiếp cận người dùng ngay cả khi họ mua sắm online, duyệt web hoặc đọc tin tức,…
Nó cũng cho phép quảng cáo bằng hình ảnh và đa phương tiện thay vì chỉ những quảng cáo bằng văn bản thuần túy. Theo khảo sát của Google ước tính 90% tất cả thông tin được não bộ xử lý là hình ảnh, chỉ riêng điều đó cũng có thể thấy yếu tố hình ảnh là vô cùng quan trọng.
Vị trí hiển thị quảng cáo GDN
Quảng cáo được xuất hiện trong Mạng hiển thị của Google như Google Search, Google Finance, Gmail, Blogger, YouTube và các đối tác khác.
Trong đó hình thức quảng cáo hiển thị trên Youtube luôn được doanh nghiệp đánh giá cao vì đây được coi là nền tảng thu hút lượt xem và lượt tương tác đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Facebook.
Quảng cáo hiển thị trên thiết bị di động cần cân nhắc
Việc tối ưu vị trí hiển thị là việc là tối ưu ngân sách tốt nhất cho chiến dịch, bạn có thể muốn tránh xa các vị trí quảng cáo dành cho thiết bị di động. Vì đa phần quảng cáo có thể xuất hiện trong các trò chơi giải trí, những app kiếm tiền online mà bạn có thể thấy chúng xuất hiện sau mỗi màn chơi và ép người xem phải xem trước khi hoàn thành vòng tiếp theo.
Quảng cáo Google GDN hoạt động như thế nào?
Quảng cáo Google GDN là một hình thức quảng cáo Online cho phép bạn hiển thị hình ảnh, video, hoặc nội dung tương tác của bạn trên hàng triệu trang web và ứng dụng khác nhau.
Quảng cáo Google GDN hoạt động như thế nào? Bạn có hai lựa chọn để định hướng quảng cáo của bạn đến khách hàng tiềm năng như:
Quảng cáo nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh
Bạn có thể chọn quảng cáo từ khoá Google, chủ đề, hoặc danh mục liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Google sẽ hiển thị quảng cáo của bạn trên các trang web có nội dung phù hợp với các tiêu chí của bạn.
Quảng cáo hiển thị thích ứng
Bạn có thể sử dụng công cụ Google Ads để tạo ra các quảng cáo hiển thị thích ứng với kích cỡ, hình dạng, và định dạng khác nhau. Google sẽ tự động điều chỉnh quảng cáo của bạn để phù hợp với không gian quảng cáo có sẵn trên các trang web và ứng dụng mà bạn muốn quảng cáo.
Quảng cáo Google GDN giúp bạn tiếp cận đến hàng triệu khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới, tăng nhận diện thương hiệu, và tăng doanh số bán hàng.
Xem thêm: Nên quảng cáo Google hay Facebook?
Tầm quan trọng khi chạy quảng cáo Google GDN?
Quảng cáo Google GDN là một hình thức quảng cáo trực tuyến cho phép bạn hiển thị hình ảnh, video, hoặc nội dung tương tác của bạn trên hàng triệu trang web và ứng dụng khác nhau. Quảng cáo Google GDN có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó giúp bạn:
- Tiếp cận đến hàng triệu khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới.
- Tiết kiệm chi phí CPC (chi phí mỗi lần nhấp) so với quảng cáo Google Search.
- Tăng nhận diện thương hiệu và tương tác với khách hàng qua các quảng cáo hình ảnh đẹp mắt và sinh động.
- Định hướng quảng cáo theo các tiêu chí như từ khóa, chủ đề, danh mục, sở thích, lịch sử và nhân khẩu của khách hàng.
Mạng hiển thị của Google hoạt động ra sao?
Mạng Hiển thị của Google giúp bạn tiếp cận đối tượng phù hợp bằng các tuỳ chọn nhắm mục tiêu có thể truyền tải thông điệp của bạn một cách có chiến lược cho khách hàng tiềm năng ở đúng nơi và vào đúng thời điểm.
Dưới đây là một số ví dụ về cách bạn có thể nhắm mục tiêu bằng Quảng cáo hiển thị:
- Thu hút khách hàng mới hoặc tương tác với khách hàng hiện tại bằng cách sử dụng các phân khúc đối tượng. Phân khúc tương tự và phân khúc trong thị trường giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng mới bằng cách nhắm tới những người dùng quan tâm đến các sản phẩm của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các phân khúc dựa trên dữ liệu của mình để thu hút lại những người đã từng truy cập vào trang web của bạn.
- Tăng số lượt chuyển đổi nhờ tính năng tự động hoá. Tính năng nhắm mục tiêu tự động giúp tăng số lượt chuyển đổi bằng cách thu hút những phân khúc đối tượng mang lại hiệu quả cao dựa trên các đối tượng và trang đích hiện tại của bạn. Bằng cách tự động tối ưu hoá theo thời gian, Google Ads có thể tìm hiểu xem phân khúc đối tượng nào phù hợp với bạn. Tính năng đặt giá thầu tự động sẽ tự động điều chỉnh giá thầu của bạn để giúp bạn đạt được lợi tức đầu tư. Chiến dịch hiển thị thông minh kết hợp các điểm ưu việt nhất của phương pháp nhắm mục tiêu, đặt giá thầu và mẫu quảng cáo tự động để tăng tối đa số lượt chuyển đổi của bạn trên Google Ads.
Thời điểm quảng cáo xuất hiện
Mạng Tìm kiếm giúp bạn tiếp cận khách hàng khi họ đang tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà họ quan tâm thì Mạng Hiển thị lại giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng trước khi họ có nhu cầu mua hàng hoặc trong giai đoạn cân nhắc mua hàng.
Bạn hoàn toàn có thể hiện thị quảng cáo mọi khung giờ cho khách hàng tiềm năng của mình, khi họ đang xem tin tức, duyệt web hoặc tải ứng dụng liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đây là cách để bạn tạo ấn tượng và gây ảnh hưởng cho chiến lược quảng cáo thương hiệu của mình.
Quảng cáo Google GDN được chia thành bao nhiêu loại?
Quảng cáo GDN – Hiển thị dạng Google hình ảnh
Đây là loại hình quảng cáo được các thương hiệu lớn ưa chuộng nhất nhờ khả năng đảm bảo hiển thị đúng theo Key Visual của chiến dịch hoặc theo bộ nhận diện thương hiệu.
Quảng cáo GDN – Hiển thị quảng cáo dạng ảnh động (HTML5)
Định dạng Quảng cáo hiển thị bằng hình ảnh rất phổ biến với các doanh nghiệp lớn nhưng không phải tài khoản nào cũng sử dụng được.
Cụ thể, tài khoản được tự động chuyển đổi sang HTML5 nếu tài khoản đó đảm bảo tuân thủ chính sách trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ quảng cáo Google và đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tài khoản đã mở hơn 90 ngày.
- Tài khoản có tổng chi tiêu trọn đời hơn 200 triệu đồng.
- Tài khoản có lịch sử tuân thủ chính sách tốt.
Để đăng ký sử dụng dịch vụ này các bạn có thể tham khảo bài viết “Hướng dẫn đăng ký sử dụng quảng cáo HTML5” yêu cầu những điều gì nữa nhé!
Quảng cáo GDN – Hiển thị dạng quảng cáo Google hình ảnh + văn bản
Một quảng cáo bao gồm hình ảnh và văn bản được sắp xếp với nhau thành một biểu ngữ. Với quảng cáo này hiện tại chúng ta có 2 cách hiển thị.
- Với cách hiển thị cũ, hình ảnh và chữ sẽ tách biệt nhau, còn với cách hiển thị mới, hình ảnh và chữ sẽ được Google tích hợp để tạo thành một banner hoàn chỉnh.
Hiển thị dạng quảng cáo video và video kèm văn bản:
Định dạng quảng cáo này sẽ hiển thị video của bạn trên các trang web đối tác của Google.
Lưu ý: Kể từ quý 3 năm 2022, nếu bạn không thêm video vào mẫu quảng cáo hiển thị hình ảnh của mình, thì Google sẽ tự động tạo video cho bạn từ hình ảnh và dòng tiêu đề mà bạn cung cấp.
Support Google
Hướng dẫn tạo chiến dịch quảng cáo GDN thành công
Bước chuẩn bị
- Tạo tài khoản Google Ads
- Thiết kế Landingpage cho sản phẩm/dịch vụ
- Tạo Banner hình ảnh với thông điệp phù hợp với sản phẩm/dịch vụ và đối tượng mục tiêu.
- Thông điệp quảng cáo sâu sắc, sáng tạo
- Sáng tạo các video nổi bật (nếu có)
Tạo chiến dịch quảng cáo hiển thị mới
Bước 1: Tạo chiến dịch mới, nhấp vào dấu (+) như hình bên dưới
Bước 2: Lựa chọn hình thức mà bạn cần quảng cáo hiển thị
Vì bài viết hôm nay liên quan đến chủ đề GDN nên mình sẽ tập trung hướng dẫn tạo chiến dịch GDN trước nhé!
Nếu các bạn quan tâm về các hình thức quảng cáo còn lại, mời các bạn đọc có thể tham khảo bài viết “Quảng cáo Google là gì? Tất tần tật kiến thức cơ bản về Google Ads“
Với quảng cáo trên Mạng hiển thị của Google, bạn có thể chọn trong 4 mục tiêu như
- Doanh số
- Khách hàng tiềm năng
- Lưu lượng truy cập trang web
- Nhận thức về thương hiệu
- Phạm vi tiếp cận
- Tạo chiến dịch không có mục tiêu
Nếu bạn đã biết chính xác mục tiêu thì hãy chọn mục tiêu phù hợp với mình. Trong bài viết này, MDIGI sẽ bắt đầu với “Tạo chiến dịch không có mục tiêu”.
Bước 3: Nhắm mục tiêu chuyển đổi cho chiến dịch và đặt tên cho chiến dịch
Ở giai đoạn này, bạn cần chọn phương thức chuyển đổi nào bạn muốn tối ưu hóa cho chiến dịch.
- Nếu chưa có mục tiêu trong danh sách chuyển đổi bạn muốn, bạn có thể chọn “Thêm mục tiêu” để thêm mục tiêu đó.
- Nếu có chuyển đổi trong danh sách mà bạn muốn loại bỏ, hãy chọn “ba dấu chấm” ở bên phải màn hình và chọn loại bỏ mục tiêu.
Bước tiếp theo hãy nhập tên chiến dịch của bạn.
Bước 4: Lựa chọn khu vực và ngôn ngữ hiển thị
Hãy chắc chắn rằng bạn chọn đúng khu vực và ngôn ngữ mà bạn muốn quảng cáo của mình tiếp cận đến.
Nếu bạn muốn quảng cáo đến một khu vực nào đó như “Hà Nội”, “Hồ Chí Minh” hay “bán kính 10km xung quanh cửa hàng” thì chọn “Nhập địa điểm khác” và nhập địa điểm mong muốn.
Bước 5: Cài đặt ngân sách và đặt giá thầu
Tại bước này bạn nhập ngân sách theo ngày mà bạn muốn chi tiêu. Sau đó, chọn chiến lược giá thầu phù hợp với bạn. Tại đây, Google mặc định các loại chiến lược giá thầu thông minh theo “chuyển đổi”, “giá trị chuyển đổi” hoặc “Số lần hiển thị có thể xem”.
Nếu không muốn sử dụng chiến lược giá thầu thông minh, bạn có thể chuyển đến phần “Lựa chọn trực tiếp chiến lược giá thầu” để chuyển sang chiến lược giá thầu thủ công.
Khi bạn đã chọn chiến lược giá thầu thủ công, bạn sẽ có thể đặt số tiền bạn muốn trả cho 1 nhấp chuột.
- Với một chiến dịch thông thường CPC có thể đặt khoảng 1.000đ – 1.500đ
- Với chiến dịch tiếp thị lại (Google Remarketing), CPC có thể được đặt ở mức 1.500đ – 2.000đ
Bước 6: Nhắm mục tiêu cho chiến dịch hiển thị
Google Display Network (GDN) có thể tiếp cận hơn 2 triệu trang web ới hơn 90% người dùng Internet trên toàn thế giới. Với phạm vi tiếp cận mạnh mẽ này, điều cực kỳ quan trọng là xác định chính xác đối tượng bạn muốn nhắm mục tiêu.
Theo support.Google.com
05 phương thức nhắm đối tượng mục tiêu hiệu quả:
- Phân khúc đối tượng: Nhắm mục tiêu theo đối tượng cho phép bạn nhắm mục tiêu quảng cáo của mình đến các đối tượng cụ thể như người mua sắm, người đọc tin tức, người tìm kiếm sản phẩm, người tìm kiếm sản phẩm, v.v.
- Nhân khẩu học: Nhắm mục tiêu quảng cáo trên Mạng hiển thị của Google đến mọi người theo độ tuổi, giới tính và tình trạng trẻ em theo hồ sơ khách hàng mục tiêu của bạn.
Đối tượng và nhân khẩu học là cách hiệu quả để nhắm mục tiêu các nhóm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Khi nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học là loại nhắm mục tiêu bắt buộc để sử dụng trên tất cả các chiến dịch hiển thị.
- Từ khóa: Với tùy chọn này, Google sẽ sử dụng từ khóa của bạn để chọn trang web phù hợp. Công nghệ Ai của Google quét nội dung và miền của trang web và tự động hiển thị quảng cáo của bạn theo nội dung của bạn.
Ví dụ: nếu bạn kinh doanh “hoa tươi”, bạn có thể mua từ khoá trên Google như “hoa tươi” vào nhắm mục tiêu đối tượng. Google sẽ quét các trang web để tìm một trang chứa nội dung về hướng dẫn cắm hoa hoặc đang nói về các ý nghĩa của các loại hoa trong ví dụ hiển thị quảng cáo của bạn.
- Chủ đề: Chọn từ danh sách lớn các danh mục được xác định trước bao gồm các chủ đề chính của doanh nghiệp và trang đích của bạn. Sau đó, Google Ads sẽ đặt quảng cáo hiển thị hình ảnh của bạn trên các trang web được xác định là có liên quan đến những chủ đề đó.
- Vị trí: Chỉ định trang web mà bạn muốn đặt biểu ngữ Google.
Xem thêm: Quảng cáo tìm kiếm động (Dynamic Search Ads) là gì?
Bước 7: Xem thông tin dự đoán về chiến dịch
Bước 8: Xem lại chiến dịch
Khắc phục các lỗi nếu được Google đề xuất để có thể xuất bản chiến dịch.
Bước 9: Xuất bản chiến dịch
Kích thức chuẩn trên máy tính
Loại tệp
Định dạng GIF, JPG, PNG
- Kích thước tối đa 150KB
Kích thước quảng cáo
Hình vuông và hình chữ nhật
- 200 × 200 Hình vuông nhỏ
- 240 × 400 Hình chữ nhật dọc
- 250 × 250 Hình vuông
- 250 × 360 Màn hình rộng gấp ba
- 300 × 250 Hình chữ nhật trong dòng
- 336 × 280 Hình chữ nhật lớn
- 580 × 400 Netboard
Hình chữ nhật đứng
- 120 × 600 Hình chữ nhật đứng
- 160 × 600 Hình chữ nhật cao và rộng
- 300 × 600 Quảng cáo nửa trang
- 300 × 1050 Thẳng đứng
Hình chữ nhật dài
- 468 × 60 Biểu ngữ
- 728 × 90 Hình chữ nhật dài
- 930 × 180 Biểu ngữ đầu trang
- 970 × 90 Hình chữ nhật dài lớn
- 970 × 250 Bảng thông cáo
- 980 × 120 Toàn cảnh
Kích thước chuẩn trên điện thoại
- 300 × 50 Biểu ngữ di động
- 320 × 50 Biểu ngữ di động
- 320 × 100 Biểu ngữ lớn trên thiết bị di động
Kích thước quảng cáo động (GIF) Tốc độ và độ dài ảnh động
- Độ dài ảnh động phải từ 30 giây trở xuống
- Hoạt ảnh có thể được lặp lại nhưng phải ngừng sau 30 giây
- Quảng cáo GIF động phải chậm hơn 5 FPS
Câu hỏi thường gặp
Tôi thuê tài khoản Google để chạy quảng cáo Google GDN được không?
Vâng hoàn toàn có thể ạ. Để hiểu hơn về việc thuê tài khoản Google như thế nào mời bạn đọc theo dõi bài viết: Tại sao nên thuê tài khoản Google Ads? Chi phí thuê một tài khoản là bao nhiêu?
Tài khoản Google bị tạm ngưng vì lý do gì?
Có thể tài khoản của bạn đã vướng phải một trong các điều kiện bị cấm trong điều khoản Google. Để mở khóa tài khoản bạn có thể theo dõi bài viết: Kích hoạt tài khoản Google bị tạm ngưng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Tổng quan
Quảng cáo Google GDN là một hình thức quảng cáo trực tuyến hiệu quả và linh hoạt cho phép bạn tiếp cận đến hàng triệu khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới. Bạn có thể sử dụng các tuỳ chọn nhắm mục tiêu khác nhau để hiển thị quảng cáo cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Bạn cũng có thể tận dụng tính năng tự động hoá của Google Ads để tối ưu hoá chiến dịch quảng cáo của bạn và tăng số lượt chuyển đổi.
Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp sử dụng các hình thức quảng cáo khác của Google để tăng hiệu quả cho chiến lược quảng cáo của mình như sử dụng Mạng tìm kiếm trong Google Search, quảng cáo video Youtube, quảng cáo sản phẩm trên Google Shopping, Quảng cáo Google Map…
Với các hình thức quảng cáo của Google, bạn có thể tạo ra những chiến dịch quảng cáo phù hợp với nhiều đối tượng mục tiêu và tuỳ chỉnh ngân sách linh hoạt, tiết kiệm.
Hãy bắt đầu sử dụng quảng cáo Google GDN và vận dụng các hình thức quảng cáo khác của Google để tăng doanh số bán hàng và nhận diện thương hiệu của bạn ngay hôm nay.
Bài viết liên quan
Lưu ý:
*Thông tin trong bài viết đều là những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ sáng tạo tại MDIGI . Mọi hành vi sao chép vui lòng ghi trích dẫn nguồn MDIGI.vn! Xem Điều khoản & điều kiện của Chúng tôi.
*Cập nhật mới nhất ngày: 08/08/2023